Đình trệ từ sau đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản đang được kỳ vọng khởi sắc khi các đạo luật mới được thi hành, nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 được thực thi sớm 5 tháng so với quy định.
Ngày 15/10, tại Hội nghị Đối thoại về triển khai thi hành Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2023, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng thảo luận về cơ hội và thách thức mới từ các chính sách pháp luật này. Hội nghị do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức, nhằm đưa ra hướng dẫn chi tiết về cách áp dụng luật mới vào thực tiễn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 79/CĐ-TTg về tổ chức triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.
Tín hiệu phục hồi của nền kinh tế Việt Nam ngày càng rõ nét với định hướng điều hành của Chính phủ phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm ở mức 7%, mở ra nhiều kỳ vọng cho sự phục hồi và phát triển của các kênh đầu tư, trong đó có thị trường bất động sản.
Sáng 23/7, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước Tô Lâm công bố 5 luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 7.
Chiều 16/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo hoàn thiện dự thảo hai Nghị định: Quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản; quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, thị trường bất động sản ở nước ta vẫn tồn tại nhiều thách thức, điểm nghẽn, đặt ra những vấn đề về pháp lý, nguồn vốn cần nhanh chóng giải quyết để tạo động lực cho thị trường bất động sản phát triển trong thời gian tới.
Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và hai điều (200 và 210) của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, sớm 5 tháng so với quyết nghị của Quốc hội.
Ngày 26/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Công điện số 63/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng.
Theo dự kiến, ngày 29/6, trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng, với nội dung quan trọng nhất là Chính phủ đề xuất cho phép bốn luật nêu trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8.
Luật Kinh doanh bất động sản có một số điểm mới liên quan kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản; chuyển nhượng dự án bất động sản,…
Ngày 19/6, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 7, Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung trọng tâm đang được cử tri quan tâm sâu sắc.
Chính phủ đề xuất cho phép 3 luật liên quan tới thị trường bất động sản là Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định.
Ngày 9/6, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP về Dự án xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Thay vì có hiệu lực từ 1/1/2025, nhiều chính sách mới, quan trọng về đất đai trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… dự kiến sẽ có hiệu lực từ 1/8/2024, theo phương án được Quốc hội thống nhất.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí trình Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Các tổ chức tín dụng vào chương trình năm 2024, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 73, thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 197 Luật Nhà ở và khoản 1 Điều 82 Luật Kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, Chính phủ cũng thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai như đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trình bày tham luận về công tác giám sát việc triển khai đối với luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thuộc lĩnh vực phụ trách, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị các cơ quan bộ, ngành đẩy mạnh triển khai các chính sách, quy định mới về nhà ở xã hội để tăng cường thu hút nguồn lực phát triển phân khúc này, góp phần hoàn thành mục tiêu của Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030".
Sáng 25/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, bao gồm: Luật Căn cước; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Viễn thông; Luật Tài nguyên nước; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản.
Thứ ba, ngày 28/11/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 22 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua quy định cụ thể về các loại bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh; đồng thời yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải công khai đầy đủ, trung thực và chính xác thông tin về bất động sản, dự án bất động sản trước khi đưa vào kinh doanh.
Thứ ba, ngày 31/10/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 7 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được chỉnh sửa theo hướng bỏ quy định về các giao dịch bất động sản thông qua sàn giao dịch bất động sản, điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư và khách hàng được tự do lựa chọn phương thức giao dịch.
Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” để thực hiện trong năm 2024.
Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, bất động sản có sẵn giao dịch trên thị trường hầu như không bị nhiễu loạn, nhưng bất động sản hình thành trong tương lai là cái sinh nhiều nhiễu loạn nhất. Các vụ lừa đảo, dự án “ma” cũng chủ yếu liên quan đến bất động sản hình thành trong tương lai.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản góp ý với dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Trong đó, đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét và điều chỉnh lại một số nội dung để đảm bảo tính thống nhất với dự thảo Luật Đất đai, Luật Đầu tư...
Nhu cầu sửa đổi Luật Đất đai từ phía doanh nghiệp và người dân hiện rất lớn. Việc sửa Luật Đất đai không chỉ để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đang tồn tại trên thực tiễn, giảm rủi ro pháp lý cho các cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động mà còn góp phần khơi thông nguồn lực phát triển, thúc đẩy các hoạt động đầu tư, kinh doanh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.