Kết quả thư bạn đọc

Kết quả thư bạn đọc

Báo Nhân Dân nhận được Công văn số 821/STNMT-TTr ngày 4/4/2024 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương trả lời đơn của đại diện một số hộ dân thôn Mỹ Khê, xã Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang (Hải Dương), phản ánh về việc:
Luật Đất đai năm 2024 đi vào cuộc sống sẽ nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý, sử dụng đất. (Ảnh MỸ HÀ)

Sớm đưa các quy định của pháp luật về đất đai vào cuộc sống

Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn phổ biến Luật Đất đai năm 2024. Trong đó, ngành tài nguyên và môi trường chú trọng vào các quy định mới của pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Bộ Tư pháp.

Phổ biến, quán triệt Luật Đất đai năm 2024 cho toàn ngành Tư pháp

Ngày 22/3, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai năm 2024 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, qua đó phổ biến, quán triệt Luật quan trọng cho toàn ngành Tư pháp, bảo đảm kịp thời, thực chất, hiệu quả; nâng cao hiểu biết, nhận thức về Luật và trách nhiệm của bộ, ngành Tư pháp trong việc thi hành Luật.
Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức. (Ảnh QUANG VINH)

Đại đoàn kết toàn dân tộc trong chính sách pháp luật đất đai

Quan điểm của Đảng ta về đại đoàn kết toàn dân tộc được thể hiện xuyên suốt, lồng ghép trong nhiều quy định của Luật Đất đai năm 2024 bảo đảm sự bình đẳng giữa các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tạo nên khối đoàn kết bền vững cùng nhau phát triển, cùng nhau sẻ chia lợi ích, đặc biệt là việc nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam tại nước ngoài.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV.

Gắn kết thật chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật

Phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cần tập trung ưu tiên ban hành đồng bộ và có chất lượng hệ thống pháp luật, các quy định, quy chế, quy trình công tác để thực hiện nghiêm túc, thống nhất trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tham luận tại Hội nghị. (Ảnh: Duy Linh)

Nâng cao hơn nữa hiệu lực thực thi Luật Nhà ở trong thực tiễn

Trình bày tham luận về công tác giám sát việc triển khai đối với luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thuộc lĩnh vực phụ trách, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị các cơ quan bộ, ngành đẩy mạnh triển khai các chính sách, quy định mới về nhà ở xã hội để tăng cường thu hút nguồn lực phát triển phân khúc này, góp phần hoàn thành mục tiêu của Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030".
Triển khai Luật Đất đai kịp thời, đồng bộ và hiệu quả

Triển khai Luật Đất đai kịp thời, đồng bộ và hiệu quả

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Luật Đất đai số 31/2024/QH15, nhằm tổ chức thi hành Luật Đất đai bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực và hiệu quả; xác định các nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thi hành Luật; nâng cao nhận thức về Luật Đất đai và trách nhiệm của các cấp, các ngành và địa phương trong việc thi hành Luật Đất đai.
Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì Hội nghị.

Lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Ngày 29/2, tại thành phố Tuyên Quang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 12/2024/NĐ-CP của Chính phủ và lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (sửa đổi). Dự hội nghị có đại biểu các ban, bộ, ngành, các cơ quan Trung ương, đại biểu các tỉnh khu vực trung du miền núi phía bắc.
Mỏ Hợp Thành-Hát Lài nhiều lần san gạt, tuyển rửa cát ngoài diện tích theo hồ sơ thiết kế. Ảnh: TUẤN SƠN.

Bắc Kạn: Quản lý lỏng lẻo, nhiều doanh nghiệp cố tình làm trái quy định trong khai thác cát, sỏi

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã cấp phép khai thác cát, sỏi ở các lưu vực sông trên địa bàn huyện Na Rì. Điều này góp phần khắc phục tình trạng thiếu vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Na Rì nói riêng và cả tỉnh nói chung. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã cố tình làm trái quy định trong khi khai thác, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Luật Đất đai (sửa đổi) đi vào cuộc sống giúp hoàn thiện các chế định để quản lý đất đai tại các địa phương. (Ảnh ĐĂNG ANH)

Nhiều loại đất không có giấy tờ sẽ được xem xét cấp sổ đỏ

Quốc hội vừa qua thông qua và Chủ tịch nước đã có Lệnh công bố Luật Đất đai (sửa đổi), bảo đảm tính kế thừa, ổn định, phát triển của pháp luật về đất đai; sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp thực tiễn; hoàn thiện các chế định để quản lý đất đai theo chức năng là tài nguyên, tài sản, nguồn lực cả về diện tích, chất lượng, không gian sử dụng...
Quang cảnh phiên họp chiều 22/2. (Ảnh: DUY LINH)

Các nội dung được xem xét, quyết định tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 có ý nghĩa căn cơ, chiến lược, lâu dài

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, các nội dung được Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của năm 2024, mà còn có ý nghĩa căn cơ, chiến lược, lâu dài; qua đó, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cả nhiệm kỳ và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Một góc Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: KHÁNH TRÌNH.

Khẩn trương đưa Luật Đất đai (sửa đổi) đi vào cuộc sống

Luật Đất đai (sửa đổi) đã được thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ năm, Quốc hội Khóa XV gồm 16 chương và 260 điều có nhiều điểm mới so với Luật Đất đai năm 2013. Để đưa Luật Đất đai (sửa đổi) đi vào cuộc sống, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần tập trung xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Lan tỏa tinh thần quyết liệt, chủ động từ sớm, từ xa của Quốc hội vào đời sống xã hội

Lan tỏa tinh thần quyết liệt, chủ động từ sớm, từ xa của Quốc hội vào đời sống xã hội

Đánh giá về kết quả của Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội nhận định, kỳ họp lần này tiếp tục khẳng định nỗ lực, quyết tâm cũng như tinh thần quyết liệt, chủ động từ sớm, từ xa của Quốc hội để đáp ứng với những thay đổi nhanh chóng của bối cảnh xã hội hiện nay.
Tổng Thư ký Quốc hội-Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại họp báo. (Ảnh: DUY LINH)

Kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 5 có ý nghĩa căn cơ, chiến lược, lâu dài, thể hiện tinh thần lập pháp vì dân

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, các nội dung được Quốc hội quyết định tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của năm 2024 và cả nhiệm kỳ mà còn có ý nghĩa căn cơ, chiến lược, lâu dài, là minh chứng cho tinh thần lập pháp vì dân.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Cấp sổ đỏ cho công trình xây dựng trước ngày 1/7/2004 không có tranh chấp

Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua quy định, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có công trình xây dựng trước ngày 1/7/2004 mà không có giấy tờ theo quy định, đang không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Nhiều dự án “treo” khiến cuộc sống người dân vất vả. (Ảnh minh họa: Hà Nội Mới)

Thông báo thu hồi đất “treo lơ lửng” làm khó người dân

Thực tế nhiều dự án đã cho thấy, có tình trạng cơ quan chức năng đã ra thông báo thu hồi đất nhưng việc bồi thường, di dời tái định cư chậm, kéo dài, thông báo thu hồi đất “treo lơ lửng”, người dân không được xây dựng, tách thửa... gây ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Giao Chính phủ quy định chi tiết phương pháp định giá đất bảo đảm tính khả thi

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 quy định theo hướng rõ ràng về nội hàm các phương pháp định giá đất trên cơ sở tổng kết đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật đất đai, đồng thời Luật giao Chính phủ quy định chi tiết để áp dụng trong thực tế bảo đảm tính khả thi.

Vấn đề thiếu đất ở, đất sản xuất tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Vấn đề thiếu đất ở, đất sản xuất tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần có giải pháp quyết liệt, đồng bộ để tập trung giải quyết. Trong đó, việc tháo gỡ vướng mắc về giải quyết đất ở, đất sản xuất của đồng bào đang và sẽ đối diện những thách thức, như việc gia tăng dân số tạo nên áp lực đối với đất đai trong canh tác truyền thống; sự phát triển xã hội theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, nông nghiệp hàng hóa, kéo theo sự bùng nổ của các dự án khai khoáng, năng lượng, phát triển giao thông, đô thị, tập trung đất đai trồng cây nguyên liệu, cây nông nghiệp hàng hóa,... cũng tạo nên sức ép vào quỹ đất.
Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Quốc hội điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sang kỳ họp gần nhất

Do dự án Luật Đất đai (sửa đổi) có tính chất đặc biệt quan trọng, tác động rất lớn đến các hoạt động kinh tế-xã hội và đời sống của người dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho phép điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ Kỳ họp thứ 6 sang kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Luật Đất đai (sửa đổi): Làm rõ ưu, nhược điểm từng phương án, đề xuất phương án tốt nhất

Với các nội dung có 2 phương án xin ý kiến trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Ủy ban Kinh tế, cơ quan soạn thảo và các cơ quan cần tập trung làm rõ ưu điểm, nhược điểm của từng phương án để đề xuất lựa chọn phương án tốt nhất.
Đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) phát biểu ý kiến ở hội trường chiều 3/11. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đại biểu Quốc hội đề xuất Nhà nước thu hồi đất xây dựng hạ tầng phát triển du lịch

Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ cho rằng cần thiết phải đưa vấn đề thu hồi đất để phát triển du lịch vào trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để bảo đảm đồng bộ với Luật Du lịch và thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.