Ngày 14/11, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc triển khai xây dựng dự án nhà ở xã hội Công đoàn tại tỉnh Bến Tre.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành chính sách hỗ trợ bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội cho hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn và hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố.
Dự án nhà ở xã hội khu bờ tả sông Hồng, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai được Ban Quản lý Khu kinh tế Lào Cai chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 28/8/2023. Dự án thuộc trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và tổ chức đấu thầu theo quy định, có 1 nhà thầu đăng ký và đáp ứng các yêu cầu sơ bộ năng lực là Liên doanh Hacom-Thành Đông và ngày 26/1/2024 Ban Quản lý Khu kinh tế Lào Cai đã chấp thuận nhà đầu tư theo quy định.
Đình trệ từ sau đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản đang được kỳ vọng khởi sắc khi các đạo luật mới được thi hành, nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 được thực thi sớm 5 tháng so với quy định.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang phát triển mạnh nhưng không ít bất cập, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp để cân bằng cung-cầu bất động sản, một nội dung trọng tâm dự kiến sẽ được đưa ra bàn thảo tại phiên thảo luận về kinh tế-xã hội ngay đầu tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành thời gian thảo luận về nội dung phát triển nhà ở xã hội. Chúng tôi tâm đắc với chủ trương: Nhà ở xã hội nhằm cải thiện chỗ ở cho nhân dân, hướng đến đối tượng là những người có công với nước; các gia đình trẻ; những người thu nhập thấp ở đô thị. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở, mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên…
Dự án CIC Boulevard (hay còn gọi Tuyến dân cư Đường số 2), do Tập đoàn Tư vấn Đầu tư xây dựng CIC Kiên Giang làm chủ đầu tư triển khai tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang với 190 căn nhà ở xã hội và 333 căn nhà ở thương mại.
Đại biểu Quốc hội nêu một thực trạng đã và đang xảy ra hiện nay là có những người sở hữu nhà ở xã hội nhưng lại không trong diện thụ hưởng ưu đãi này; có tình trạng “lách luật” để mua đi, bán lại nhà ở xã hội, dẫn đến hệ lụy là người có thu nhập thấp càng khó tiếp cận nhà ở xã hội hơn.
Nêu thực tế giá bất động sản tăng cao, đột ngột thời gian qua, bên cạnh vướng về thể chế, chính sách, đại biểu Quốc hội băn khoăn liệu có dấu hiệu lũng đoạn, thao túng, thổi giá tạo bong bóng bất động sản của một nhóm lợi ích, và cho rằng cần mạnh dạn chỉ rõ để có giải pháp căn cơ.
Kết quả giám sát cho thấy, tình trạng chậm định giá đất diễn ra ở nhiều địa phương, là vướng mắc chính dẫn đến nhiều dự án bất động sản bị đình trệ. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất còn vướng mắc, đặc biệt đối với sản phẩm bất động sản mới.
Hôm nay (28/10), Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Đây là nội dung không chỉ được giới đầu tư bất động sản quan tâm, mà còn là vấn đề nóng đối với người dân đang gặp khó khăn về nhà ở.
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh giá nhà đất đang "nhảy múa" bất thường thời gian gần đây, cần thiết phải đưa thị trường bất động sản vào quỹ đạo phát triển ổn định, đặc biệt là bảo đảm cung nhà ở cho người dân có thu nhập thấp.
Theo thông tin mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thêm một ngân hàng vừa đăng ký tham gia chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nâng tổng số tiền đăng ký lên mức 145.000 tỷ đồng.
Thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã dành ưu tiên cao độ cho phát triển nhà ở xã hội, nhằm giải bài toán an cư cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân tại các khu công nghiệp,...
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 hai phân khu đô thị Hòa Lạc. Đặc biệt, trong khu đô thị Phân khu đô thị Hòa Lạc-HL5, có hai khu quy hoạch bố trí diện tích đất để phát triển các dự án nhà ở xã hội của thành phố.
Ngoài bốn ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank), hiện có thêm các ngân hàng khác là TPbank, VPBank, MBBank và Techcombank đã có văn bản đăng ký tham gia gói tín dụng nhà ở xã hội với số tiền đăng ký của mỗi ngân hàng là 5.000 tỷ đồng, qua đó nâng tổng số ngân hàng thương mại tham gia lên tám ngân hàng với tổng số vốn lên tới 140.000 tỷ đồng.
Việc giá bất động sản tăng "nóng" thời gian qua nguyên nhân chính là do tình trạng đầu cơ và tâm lý thị trường. Việc đầu cơ khiến giá nhà tăng phi lý và người mua cũng có tâm lý mua nhà để chờ tăng giá, điều này khiến giá nhà càng tăng mạnh.
Ngày 11/10, tại Sóc Trăng, Đoàn công tác của Chính phủ, do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn làm Trưởng đoàn, đã làm việc với các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất, nhập khẩu 9 tháng và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu 3 tháng cuối năm 2024.
Ngày 10/10, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ chín tháng năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm ba tháng cuối năm.
Chiều 10/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị trao Quyết định chấp thuận nhà đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án phát triển nhà ở Khu đô thị mới Kiến Giang, thành phố Thái Bình. Dự sự kiện có đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình.
Ngày 10/10, Trường đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề "Thị trường bất động sản Việt Nam trong bối cảnh sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản".
Dẫn ý kiến cho rằng nhà ở xã hội trên thực tế được mua bán, trao đổi, cho thuê chủ yếu bởi những người giàu, thậm chí cả người nước ngoài, không phải công nhân, người lao động, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội những năm qua để có giải pháp hiệu quả; nghiên cứu có biện pháp mạnh đối với vi phạm chính sách pháp luật về nhà ở xã hội.
Chiều 23/9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Chiều 18/9, làm việc với Sở Xây dựng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đề nghị đơn vị chủ trì, phối hợp các ngành liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội và tháo gỡ vướng mắc 133 dự án bất động sản trên địa bàn.
Thực tế cho thấy, việc phát triển loại hình nhà ở xã hội vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có các vướng mắc từ các quy định pháp luật; tuy nhiên, với những quy định mới của các Luật Nhà ở, Luật Đất đai và Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã cơ bản tháo gỡ những nút thắt, vướng mắc này.
Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 vừa qua. Những tác động của chính sách mới tới thị trường bất động sản đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, dự kiến trong năm 2024 có sáu dự án nhà ở xã hội hoàn thành, với quy mô khoảng 6.330 căn hộ, bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu theo kế hoạch phát triển nhà ở của thành phố.