Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Tán thành nhiều đề xuất trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) liên quan đến việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, song đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải bổ sung các cơ chế, các giải pháp để bảo đảm yêu cầu về kiểm soát quyền lực.
Bộ trưởng Kế hoach và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, cơ quan soạn thảo sẽ nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến hết sức sâu sắc, trách nhiệm, tâm huyết và rất sát thực tế của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), bảo đảm nguyên tắc linh hoạt, mở để phát triển nhưng phải quản lý được, kiểm soát được.
Chính phủ cho biết, việc sửa đổi Luật Đầu tư công thể hiện sự phân cấp, phân quyền theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, không để đùn đẩy trách nhiệm, tránh tạo cơ chế “xin-cho”…
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư và Luật Đấu thầu, được kỳ vọng sẽ khơi thông các "điểm nghẽn" đối với hoạt động đầu tư hiện nay.
Ngày 15/10, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý về Luật sửa đổi và bổ sung Luật Đầu tư công. Đồng chí Nguyễn Duy Minh, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị Đà Nẵng chủ trì hội nghị.
Chiều 11/10, tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Tổ công tác số 1 do đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Tổ trưởng có buổi làm việc với các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh đầu tư công.
Chính phủ đề xuất sửa đổi Luật Đầu tư công với các nội dung chủ yếu để cụ thể hóa 5 nhóm chính sách lớn, gồm: thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng; tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài...
Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi tại Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, bằng cách thiết kế một chương riêng.
Sáng 9/9, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) với các tỉnh, thành phố thuộc vùng Tây nguyên và vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương dự và chủ trì hội thảo.
Nhằm đáp ứng những yêu cầu mới nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và dự án một luật sửa 4 luật (Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu).
Việc sửa Luật Đầu tư công nhằm triển khai các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, trong đó có việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng trách nhiệm về hiệu quả đầu tư, và đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thời gian chuẩn bị dự án, bảo đảm sẵn sàng triển khai ngay khi có vốn.
Ngay sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng 2 dự án luật là dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu (một luật sửa 4 luật), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khẩn trương đẩy mạnh công tác hoàn thiện hồ sơ đáp ứng chất lượng, tiến độ mà Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đề ra.
Đến hết quý II năm 2024, toàn tỉnh Bắc Ninh thực hiện giải ngân được 1.553 tỷ đồng (bao gồm cả vốn kéo dài), đạt tỷ lệ 26,8% so với số vốn phân bổ chi tiết của ba cấp ngân sách, đạt 17% so với kế hoạch vốn Chính phủ giao, thấp so với tỷ lệ giải ngân theo cam kết là 36% của các chủ đầu tư.
Theo Quyết định số 3837/QĐ-UBND ngày 10/11/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về Kế hoạch tổ chức thực hiện chỉnh trang và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, thành phố đặt ra chỉ tiêu bồi thường, di dời 6.500 căn nhà trên, ven kênh rạch, thuộc 17 dự án.
Tỉnh Hà Nam thực hiện quan điểm chỉ đạo điều hành trong giải ngân vốn đầu tư công là tuân thủ đúng chủ trương, đường lối của Ðảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức, vai trò, ý nghĩa của đầu tư công đối với phát triển kinh tế-xã hội.
Trong khi nền kinh tế đang “khát vốn” thì tình trạng các bộ, ngành, địa phương đề xuất điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 vì không thể giải ngân hết số vốn được giao vẫn tiếp tục diễn ra.
Tỉnh Thái Nguyên đang triển khai nhiều dự án đầu tư công, xây dựng hạ tầng với quy mô khá lớn, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, thu hút đầu tư.
Nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 được đặt vào thế khó, vì nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư công tăng khoảng 25% so với cùng kỳ năm 2022, là mức cao nhất từ trước đến nay.
Chiều 12/5, tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, đoàn công tác do đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Ngoại giao làm Trưởng đoàn đã chủ trì Hội nghị về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Gia Lai với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh và thành phố Pleiku.
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1513/QĐ-TTg giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 cho các bộ, cơ quan Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Với 436/466 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã lần đầu tiên thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 Luật trong phiên họp trực tuyến tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất chiều 11/1.
Ngày 10/1, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư, họp phiên toàn thể theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Trên tinh thần chuẩn bị từ sớm, từ xa, ngày 25 và 26/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội đã làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Thường trực một số Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương để xem xét về 5 vấn đề cấp bách, dự kiến được đưa ra thảo luận tại kỳ họp bất thường của Quốc hội.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau gần 1 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội của tháng 10 đã có nhiều chuyển biến rất tích cực với nhiều điểm sáng, nhất là đã củng cố được niềm tin của người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư về xu hướng, khả năng phục hồi của nền kinh tế.