Thi công nâng cấp đường Thịnh Ðức (TP Thái Nguyên)-Bình Sơn (TP Sông Công).

Thái Nguyên nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2024, tỉnh Thái Nguyên có tổng số vốn đầu tư công là hơn 9.000 tỷ đồng, trong đó Thủ tướng Chính phủ giao là hơn 5.600 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 6, tỉnh mới giải ngân được 22% tổng số vốn và 35% vốn Thủ tướng Chính phủ giao, chưa đạt yêu cầu đề ra. Trước tình hình đó, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để giải ngân hết số vốn này, góp phần sớm đưa các công trình vào sử dụng, thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương.
Dự án Trung tâm hội nghị tỉnh Yên Bái đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.

Yên Bái nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công

Yên Bái nằm giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc; nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, có nhiều điều kiện, cơ hội để thúc đẩy kinh tế-xã hội, tăng cường hợp tác, liên kết đầu tư. Do điểm xuất phát kinh tế thấp, để phát triển bền vững, Yên Bái đã lựa chọn cách làm hiệu quả, đồng bộ.
Các đơn vị triển khai thi công lu lèn nền đường, thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc bắc-nam, đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn.

Chặn đà giảm tốc giải ngân vốn đầu tư công

Theo Bộ Tài chính, đến giữa tháng 5, khối các bộ, ngành Trung ương mới giải ngân đạt 8,58% kế hoạch, hiện mới có ba trong tổng số 10 bộ, ngành có con số giải ngân, bảy bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn 2024. Theo ước tính, trong sáu tháng, tỷ lệ giải ngân của các bộ, ngành chỉ đạt khoảng 15-17% kế hoạch. Tiến độ đang có xu hướng chùng xuống, rất cần có giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ vướng mắc, chặn đà giảm tốc giải ngân vốn đầu tư công.
Chi đầu tư phát triển hiện chiếm khoảng 28-29% tổng chi ngân sách nhà nước. (Ảnh minh họa)

Kiểm toán Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư công

Qua công tác kiểm toán các dự án đầu tư công, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hàng chục nghìn tỷ đồng; phát hiện nhiều sơ hở, bất hợp lý để kịp thời kiến nghị cơ quan chức năng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế.
Người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm hàng hóa tại siêu thị AEON Mall Long Biên, Hà Nội. (Ảnh DUY LINH)

Thúc đẩy tiêu dùng để phục hồi tăng trưởng

Trường đại học Kinh tế quốc dân và Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới” và công bố ấn phẩm Ðánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2023. Thông tin từ hội thảo cho thấy, kinh tế Việt Nam năm nay tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi có nhiều giải pháp kích thích tăng tổng cầu để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra.
Đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phát biểu kết luận kỳ họp.

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đề nghị công khai, minh bạch khi triển khai nghị quyết để cử tri giám sát

Sáng 5/4, phát biểu kết luận tại Kỳ họp thứ 22 (Kỳ họp chuyên đề), đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đề nghị, sau khi các nghị quyết được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành, Ủy ban nhân tỉnh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đạt kết quả tốt nhất; công khai, minh bạch việc triển khai các nghị quyết, nhất là những vấn đề liên quan đến nguồn lực đầu tư và giải ngân để cử tri và nhân dân theo dõi, giám sát.
Đoàn giám sát của HĐND thành phố Đà Nẵng làm việc với lãnh đạo huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu.

Đà Nẵng: Tăng cường giám sát, đẩy nhanh tiến độ các dự án phục vụ dân sinh

Ngày 22/3, Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật đối với quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, quyết định đầu tư các dự án đầu tư công nhóm C trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Kỳ họp thứ 14 Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa 16.

Hải Phòng bổ sung hơn 896 tỷ đồng cho đầu tư công

Ngày 22/3, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa 16, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 14 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét và quyết nghị thông qua 12 nghị quyết gồm các nội dung cấp thiết nhằm kịp thời triển khai các nhiệm vụ quan trọng của thành phố Cảng ngay từ những tháng đầu năm 2024.
Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án chỉnh trang đô thị.

Nền tảng và khí thế từ tiến độ giải ngân vốn “mồi”

Xác định đầu tư công tiếp tục là vốn mồi, đóng vai trò dẫn dắt, thu hút các nguồn lực của các thành phần kinh tế khác để thúc đẩy kinh tế-xã hội, ngay từ những tháng đầu năm, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý đầu tư và xây dựng, kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc, ưu tiên nguồn lực, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai các dự án đúng tiến độ theo cam kết.
Cầu Vàm Cái Sứt đã cơ bản hoàn thành phần chính nhưng không có đường kết nối nguy cơ gây lãng phí.

Cần nhanh chóng làm đường kết nối, không để cầu xây gần 400 tỷ đồng lãng phí

Cầu Vàm Cái Sứt được xây dựng bắc qua sông Buông trên Hương lộ 2 với kinh phí từ ngân sách gần 400 tỷ đồng gần hoàn thành nhưng có nguy cơ lãng phí do không có đường kết nối. Trong khi đó, 2 doanh nghiệp đầu tư tuyến đường đi qua dự án của mình để kết nối đang gặp nhiều vướng mắc chưa thể triển khai. Trước thực trạng này, Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai kiến nghị chuyển sang đầu tư công đoạn đường này để đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

Ðầu tư công - quản trị tư để khơi thông nguồn lực văn hóa

“Trong những năm vừa qua, chúng ta đã đặc biệt quan tâm đến văn hóa, coi lĩnh vực này là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, động lực đồng thời là hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển của văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, một trong những điểm nghẽn là chưa khơi thông được nguồn lực xã hội. Ðầu tư công-quản trị tư có thể xem là một giải pháp đáp ứng được yêu cầu đó”. PGS, TS Bùi Hoài Sơn (ảnh dưới), Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội đã mở đầu cuộc trao đổi với Nhân Dân hằng tháng bằng một lời khẳng định.
Xây dựng cầu vượt QL 21 tại Km0+00 thuộc Dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định-Lạc Quần-đường bộ ven biển. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện 8 cuộc thanh tra về đầu tư công

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong tổng số 42 cuộc thanh tra, kiểm tra vừa được Bộ này ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong năm 2024 sẽ có 8 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2021-2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan; việc chấp hành pháp luật về đầu tư giai đoạn 2020-2023 tại 8 tỉnh: Ninh Bình, Lào Cai, An Giang, Đắk Lắk, Gia Lai, Bắc Ninh, Hà Giang và Nam Định.
Xem xét cho phép Chính phủ sử dụng hơn 30 nghìn tỷ đồng đối với các dự án đã báo cáo Quốc hội

Xem xét cho phép Chính phủ sử dụng hơn 30 nghìn tỷ đồng đối với các dự án đã báo cáo Quốc hội

Trong số vốn hơn 63 nghìn tỷ đồng tăng thu của năm 2022 đã được đưa vào nguồn dự phòng chung trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, còn hơn 30 nghìn tỷ đồng chưa được phân bổ do Chính phủ chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư. Đại biểu Quốc hội đề xuất cho phép Chính phủ sử dụng nguồn vốn này ngay trong giai đoạn chuẩn bị hoàn thiện thủ tục đầu tư để kịp thời đưa vào phát triển kinh tế-xã hội.
Thi công công trình cầu Thạch Hãn 1 nối thành phố Đông Hà với huyện Triệu Phong ( Quảng Trị) thuộc Dự án đường ven biển nối hành lang kinh tế đông tây.

Quảng Trị quyết tâm tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm

Ngày 16/1, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng vừa ký ban hành chỉ thị về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 với quyết tâm tăng tốc giải ngân ngay từ đầu năm. Đây được xem là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt của đơn vị và địa phương.
Các đơn vị thi công dự án thành phần 3 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. (Ảnh DUY LINH)

Giải ngân vốn đầu tư công cao kỷ lục

Giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 dự kiến đạt 95% kế hoạch, tương đương gần 676 nghìn tỷ đồng, là mức cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, đầu tư công cũng được cơ cấu lại theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các dự án có tính lan tỏa cao, tạo động lực phát triển, liên kết vùng.