Tại Phú Yên, các tiết học giáo dục địa phương giới thiệu về làng nghề truyền thống, danh lam thắng cảnh hay văn hóa vùng miền đã và đang truyền cảm hứng mạnh mẽ, khơi dậy cho các em học sinh tình yêu quê hương đất nước.
Hội chợ làng nghề Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra với nhiều hoạt động nổi bật và ý nghĩa như: Không gian trưng bày tôn vinh sản phẩm của các làng nghề truyền thống; tôn vinh sản phẩm đạt giải tại Hội thi Thủ công mỹ nghệ của thành phố Hà Nội; Khu thao diễn nghề thủ công mỹ nghệ tiêu biểu do 8 nghệ nhân đại diện cho 8 nhóm ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam tham gia thao diễn trực tiếp tại Hội chợ…
Cứ mỗi dịp Trung thu, xóm làng nghề lồng đèn truyền thống Phú Bình ở phường 5, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh lại tất bật để cho ra những chiếc lồng đèn đầy màu sắc, phục vụ cho nhu cầu chơi Tết Trung thu của các em nhỏ.
Những ngày này, người thợ làng nghề truyền thống tại thôn Ông Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đang dồn hết thời gian sản xuất những sản phẩm đồ chơi Trung thu để cung cấp ra thị trường. Các sản phẩm chủ yếu của làng Ông Hảo là trống, mặt nạ giấy bồi hình động vật như: sư tử, mèo, lợn, trâu, thỏ… Hiện tại làng chỉ còn khoảng 6 hộ gia đình làm nghề truyền thống này.
Thời gian qua, xã đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đã thu hút một số lượng lớn cư dân đến sinh sống, lập nghiệp. Xuất phát từ mong muốn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đảng viên Cao Văn Giáp thực nghiệm ý tưởng phát triển làng nghề gắn với kinh tế biển. Do nhiều năm công tác liên tục trên quần đảo, đồng chí có nhiều vốn sống để chăm lo, giúp đỡ cư dân đảo và ngư dân.
Từ bao đời nay, nghề đan lát tạo nên những vật dụng rất gần gũi, gắn bó và không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Vừa tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nghề đan lát truyền thống vừa lưu giữ nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số trên miền đất đại ngàn.
Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 không chỉ là cơ hội để các ngành sản xuất, kinh doanh tăng doanh thu khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, mà còn là cơ hội để các làng nghề truyền thống thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn.
Cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 20km, làng Chóa nay được đổi tên là thôn Lạc Trung (xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) nổi tiếng với nghề làm hương đen truyền thống từ hàng trăm năm nay. Mùi hương nhựa trám thanh mát, thoang thoảng, dịu nhẹ mà ấm áp nhắc nhớ hương vị Tết xưa…
Sáng 18/11, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức “Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng” mang chủ đề “Về miền di sản biển Đà Nẵng” với nhiều hoạt động đặc sắc thu hút người dân, du khách ghé thăm, trải nghiệm.
Hằng năm, huyện Phú Xuyên đều tổ chức lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống trên địa bàn. Đây không chỉ là ngày hội tri ân, tôn vinh những nghệ nhân, thợ nghề, mà còn là dịp để quảng bá sản phẩm, mở rộng liên kết thương mại-du lịch và tìm kiếm thị trường cho sản xuất làng nghề.
Vẻ đẹp mùa thu Hà Nội luôn là yếu tố để thành phố thu hút khách du lịch. Vẻ đẹp này được nhân lên khi kết hợp với những nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội. Ðó là thông điệp được thành phố Hà Nội truyền đi trong ba ngày diễn ra sự kiện “Festival thu Hà Nội-Ðến để yêu”. Việc giới thiệu nhiều nét đẹp văn hóa, ẩm thực, trang phục, phong tục, tập quán… của người Hà Nội là gợi ý để khách du lịch có những chuyến tìm hiểu, khám phá thành phố trong tiết thu.
Tính đến hết năm 2022, thành phố Hà Nội có 321/806 làng được công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống với 6/7 nhóm nghề của cả nước gồm 48 làng nghề truyền thống, 273 làng nghề. Bên cạnh các làng nghề, Hà Nội còn có 1.136 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đang hoạt động, 1.695 trang trại, 149 chuỗi liên kết được duy trì và phát triển, hơn 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao, cùng với đó là hàng nghìn sản vật nông nghiệp nức tiếng xưa nay. Đây là điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện Chương trình OCOP, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững.
Sau khoảng bốn năm triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Thạch Thất (Hà Nội) hiện có 142 sản phẩm OCOP, trong đó, có 114 sản phẩm đạt 4 sao; 28 sản phẩm đạt 3 sao, mở ra cơ hội sản xuất và kinh doanh cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
Triển khai thực hiện “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030" đã được Chính phủ phê duyệt, cùng với cả nước, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã và đang triển khai có hiệu quả việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân; bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, không gian làng nghề, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thời gian qua, tỉnh Phú Yên đã và đang triển khai có hiệu quả việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Đồng thời, tỉnh xây dựng, hình thành nhiều sản phẩm trong chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), góp phần nâng thu nhập bình quân của người lao động tại các vùng nông thôn…
Trong quá trình triển khai chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), tỉnh Bắc Ninh xác định OCOP du lịch là hướng đi quan trọng, có nhiều tiềm năng, lợi thế. Những năm qua, địa phương tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm xây dựng các sản phẩm OCOP trở thành nguồn lực phát triển du lịch của địa phương.
Cứ mỗi độ tháng 5, mùa trái chín ở những vườn cây ăn trái đặc sản ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương (vườn cây ăn trái Lái Thiêu) luôn sôi động và tấp nập du khách. Năm nay, mùa trái chín ở đây còn vui hơn khi trái măng cụt Lái Thiêu được mùa, được giá.
Trong những năm qua, Bắc Ninh không chỉ là địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, mà còn có sự chuyển mình mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực khác, nhất là khai thác các thế mạnh, tiềm năng về du lịch. Cùng với sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch nông nghiệp, nông thôn, làng nghề cũng đang được xem là nguồn tài nguyên mới của ngành công nghiệp không khói nơi đây.
Hầu hết các làng nghề truyền thống của tỉnh Tiền Giang được hình thành từ rất lâu. Trải qua bao thăng trầm, một số làng nghề vẫn tồn tại nhưng nguy cơ lớn bị mai một. Nhận thấy thực trạng này, ngành chức năng Tiền Giang đang tìm cách tháo gỡ để bảo tồn và vực dậy các làng nghề truyền thống.
Đứng trước cờ Tổ quốc, bất kỳ ai cũng cảm nhận được sự thiêng liêng của hồn thiêng sông núi. Giây phút chào cờ cũng là những giây phút nghiêm trang nhất. Với tâm niệm ấy, mỗi nghệ nhân tại làng nghề Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) chuyên làm cờ Tổ quốc luôn đặt hết lòng mình trong từng đường kim, mũi chỉ.
“Để phát ra âm thanh, các loại nhạc cụ gỗ đều phải rỗng ruột bên trong. Nghề làm đàn nhìn vậy nhưng chỉ đủ ăn chứ không thể làm giàu, không thể tích góp. Cũng vì vậy mà bây giờ lớp trẻ bỏ nghề hết rồi chứ bám nghề thì không đủ sống. Chúng tôi thường gọi vui nghề của mình là “nghề rỗng ruột”, nghệ nhân Đào Văn Soạn, làng nghề nhạc cụ dân tộc Đào Xá, trầm ngâm chia sẻ về những trăn trở của mình.
Những người phụ nữ đảm đang, cần cù vẫn đang không ngừng nâng niu, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống, văn hóa của quê hương mình thông qua những sản phẩm thủ công truyền thống.