Thăng trầm nghề “rỗng ruột”

NDO -

“Để phát ra âm thanh, các loại nhạc cụ gỗ đều phải rỗng ruột bên trong. Nghề làm đàn nhìn vậy nhưng chỉ đủ ăn chứ không thể làm giàu, không thể tích góp. Cũng vì vậy mà bây giờ lớp trẻ bỏ nghề hết rồi chứ bám nghề thì không đủ sống. Chúng tôi thường gọi vui nghề của mình là “nghề rỗng ruột”, nghệ nhân Đào Văn Soạn, làng nghề nhạc cụ dân tộc Đào Xá, trầm ngâm chia sẻ về những trăn trở của mình.

Thăng trầm nghề “rỗng ruột”
Thăng trầm nghề “rỗng ruột” -0
 Gần 80 tuổi, có hơn 50 năm gắn bó với nghề làm nhạc cụ dân tộc, nghệ nhân Đào Văn Soạn tại làng nghề Đào Xá (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) vẫn hằng ngày miệt mài với công việc của mình. Từng chi tiết trên các nhạc cụ được ông chế tác vô cùng tỉ mỉ.
Thăng trầm nghề “rỗng ruột” -0
 Công việc làm nhạc cụ đòi hỏi sự tập trung cao, chỉ cần một lỗi kỹ thuật nhỏ cũng có thể không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. 
Thăng trầm nghề “rỗng ruột” -0
 Thế nhưng, dù chưa từng trải qua một trường lớp chuyên nghiệp nào, các nghệ nhân vẫn cho ra đời những sản phẩm nổi tiếng cả trong và ngoài nước.
Thăng trầm nghề “rỗng ruột” -0
 Tại xưởng đàn của cụ Soạn, các loại nhạc cụ được sản xuất rất đa dạng.
Thăng trầm nghề “rỗng ruột” -0
 Từ các loại nhỏ như trống, đàn bầu, đàn tỳ bà cho đến những loại kích cỡ lớn như đàn tranh, đàn đáy…
Thăng trầm nghề “rỗng ruột” -0
 Theo cụ Soạn, tất cả các loại gỗ dùng để sản xuất đàn đều phải đúng loại, nếu không thì không thể phát ra được đúng âm thanh, tốt nhất nên là gỗ vông và gỗ trắc. 
Thăng trầm nghề “rỗng ruột” -0
Không chỉ quan trọng về chất lượng âm thanh, ngoại hình cũng là yếu tố quan trọng trong việc chế tác. Trước khi đến được tay các nghệ sĩ, các loại nhạc cụ đều trải qua quá trình mài dũa, đánh bóng, tạo hình cẩn thận. 
Thăng trầm nghề “rỗng ruột” -0
 Đặc biệt, cùng một loại gỗ, nhưng dùng cho mặt này thì sẽ tạo ra tiếng thổ, dùng cho mặt kia thì sẽ phát ra tiếng kim, thể hiện nhiều âm vực cho các loại nhạc cụ. Chỉ cần thay đổi loại gỗ thì âm thanh cũng sẽ có nhiều điểm khác nhau.
Thăng trầm nghề “rỗng ruột” -0
 Việc chế tác những loại nhạc cụ dân tộc truyền thống này hoàn toàn không dễ dàng.
Thăng trầm nghề “rỗng ruột” -0
Xưởng đàn của nghệ nhân Đào Văn Soạn vẫn thường được khách hàng gần xa yêu mến ghé thăm. Nhưng cụ Soạn chia sẻ: “Nghề này chỉ đủ ăn, còn muốn giàu thì khó lắm”. 
Thăng trầm nghề “rỗng ruột” -0
Thang ngũ âm lên trầm xuống bổng, thì nghề làm đàn cũng chẳng kém những giai đoạn thăng trầm. Cụ Soạn cho biết, sau năm 1945, làng chủ yếu phải làm nhạc cụ phương Tây vì thời đó rất thịnh. Đến khi hòa bình lập lại, đất nước rơi vào tình cảnh kinh tế khó khăn, người làm đàn phải chuyển nghề khác để mưu sinh. 
Thăng trầm nghề “rỗng ruột” -0
 Phải tới thời kỳ Đổi mới, nhạc cụ truyền thống mới dần được khôi phục, nghệ nhân làng Đào Xá đi khắp mọi miền của đất nước để làm nghề và truyền nghề.
Thăng trầm nghề “rỗng ruột” -0
Những tưởng âm giai truyền thống lại lên ngôi, nhưng thời gian gần đây, làng nghề này gần như mai một. Số người làm nghề hiện giờ chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay. 
Thăng trầm nghề “rỗng ruột” -0
Nâng niu nhạc cụ dân tộc trên tay, cụ Soạn trầm ngâm: “Việc nghề truyền thống mai một là khó tránh khỏi, vì nó còn phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội”. Cụ chỉ mong sẽ có những lớp dạy nghề cho thế hệ trẻ, và nghệ nhân già luôn sẵn sàng dạy miễn phí để nghề truyền thống được “tiếp lửa” cho mai sau. 
Thăng trầm nghề “rỗng ruột” -0
 Được biết, nhạc cụ dân tộc Việt Nam được xây dựng trên hệ thống bát âm khác với các nước khác. Việc giữ gìn được những thanh âm này cũng là giữ gìn âm giai đặc trưng nghìn năm của dân tộc.