Lực lượng kiểm lâm, nhân viên bảo vệ rừng, chủ rừng đi tuần tra rừng thuộc khu vực xã Hàm Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam).

Phòng chống cháy rừng trong mùa khô

Phần lớn diện tích rừng của tỉnh Bình Thuận nằm trên địa hình đồi núi, riêng phần giáp ranh với tỉnh Lâm Ðồng khoảng 190 km, trải dài trên năm huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Ðức Linh. Ðể phòng chống cháy rừng, các lực lượng đã phải chuẩn bị đốt thảm bì trước vài tháng, chặt nhánh, cắt cành, cày chống cháy, đường băng xanh chắn lửa, đốt chần, chòi canh,…
Tổ nhận khoán bảo vệ rừng thường xuyên được Ban quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng tập huấn về công tác bảo vệ rừng và các quy định liên quan của Luật Lâm nghiệp.

Kiểm lâm “không phù hiệu” của Vườn quốc gia Tà Đùng

Người dân sinh sống khu vực giáp ranh được xem là “mắt xích” rất quan trọng trong việc hỗ trợ lực lượng quản lý, bảo vệ rừng Vườn quốc gia Tà Đùng giữ cho màu xanh nơi đại ngàn mãi mãi thêm xanh. Họ được người dân địa phương và lực lượng Vườn quốc gia Tà Đùng yêu mến đặt tên thân thương - Kiểm lâm “không phù hiệu”.
Cán bộ kiểm lâm tỉnh Quảng Trị tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân.

Tăng cường phòng chống cháy rừng

Hiện nay, các tỉnh bắc miền trung đang trong thời kỳ nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao phổ biến từ 38 đến 400C, có những ngày lên đến hơn 420C và gió phơn tây nam thổi mạnh. Đây cũng là thời điểm người dân ở các địa phương miền núi triển khai phát thực bì để chuẩn bị xuống vụ trên nương rẫy và trồng rừng mới cho nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.
Lực lượng kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra bảo vệ rừng.

Tăng cường các giải pháp phòng chống cháy rừng

Thời gian qua, ở khu vực miền trung, do nắng nóng gay gắt, kéo dài và sự bất cẩn của người dân đã gây ra nhiều vụ cháy rừng nghiêm trọng. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương tại các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị... đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
Hình ảnh chiếc ô-tô vận chuyển gỗ trái phép được theo dõi qua camera giám sát, sau đó bị lực lượng công an bắt giữ.

Thưởng "nóng" để tăng cường bảo vệ rừng

Mức thưởng không lớn, nhưng là nguồn động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân cùng tham gia với chính quyền và lực lượng chức năng trong phát hiện, bắt giữ "lâm tặc". Chỉ mới triển khai, nhưng cách làm này của huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, đã huy động tối đa "tai mắt" của nhân dân trong việc cung cấp thông tin, góp phần kéo giảm đáng kể tình trạng xâm hại tài nguyên rừng.
"Khi bị thương, tôi chỉ lo cho anh em..."

"Khi bị thương, tôi chỉ lo cho anh em..."

Mặc dù chuyện xảy ra với anh Ngô Ðức Liên, cán bộ kiểm lâm của Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (Ðắk Lắk) đã năm năm, nhưng hậu quả vẫn đeo đẳng: 5 viên đạn của thợ săn thú trộm vẫn đang nằm sâu trong cơ thể, đặc biệt viên ở chân phải, vào mùa lạnh, hay mỗi dịp chuyển mùa, thay đổi thời tiết, việc đi lại trở nên khó khăn vì đau đớn.
Rừng tự nhiên ở xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) đang được bảo vệ và phát triển tốt.

“Lá phổi xanh” của vùng Đông Nam Bộ

Hơn 25 năm trước, Đồng Nai là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên. Từ đó đến nay, rừng được quản lý, bảo vệ và không ngừng phát triển, nâng cao tỷ lệ che phủ. Rừng Đồng Nai đã và đang được ví như “lá phổi xanh”, góp phần điều hòa không khí cho vùng Đông Nam Bộ.
Vọoc chà vá chân nâu trên bán đảo Sơn Trà. (Ảnh: Đặng Thu Thuỷ)

Bảo vệ hệ sinh thái trên bán đảo Sơn Trà

Vừa qua, các nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên về hệ sinh thái trên bán đảo Sơn Trà đã phát hiện, gỡ bẫy cứu thành công một cá thể chồn bạc. Bên cạnh đó, họ còn thấy một cá thể khỉ bị bẫy kẹp vào chân mà không thể cứu được... Những hình ảnh này làm dấy lên sự bất bình của dư luận bởi sự ngang nhiên xem thường pháp luật và vấn nạn tận diệt thú rừng đã quay trở lại sau thời gian tạm lắng vì đại dịch Covid-19.
Những bữa cơm thường nhật của lực lượng bảo vệ rừng Vườn quốc gia Tà Đùng.

Nhân viên bảo vệ rừng ở Đắk Nông tiếp tục nghỉ việc do “mất phương hướng”

Thời gian qua, nhiều vụ vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng ở Đắk Nông xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe. Quyền lợi chưa được bảo đảm khiến một số công chức, viên chức và người lao động giữ rừng bỏ việc, xin nghỉ việc, hoặc chuyển công tác khác.
Khu vực rừng tự nhiên tại đồi Thiêng, xóm Chanh, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn bị phát khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án.

Vi phạm rừng tự nhiên tại dự án đường liên kết vùng Hòa Bình

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình-Hà Nội-Sơn La đang ở giai đoạn trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác… Thế nhưng chủ đầu tư là Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình đã cho đơn vị rà phá bom mìn và vật liệu nổ phát cây, vi phạm vào rừng tự nhiên tại đồi Thiêng, xóm Chanh, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn.
Trước áp lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng, thu nhập thấp khiến nhiều kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng ở Quảng Ngãi xin nghỉ việc.

Quảng Ngãi: Hàng loạt cán bộ kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng xin nghỉ việc

Ngày 31/8, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi Hồ Trọng Phương cho biết, trước áp lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng, chế độ chính sách còn nhiều bất cập nên đã có hàng loạt cán bộ kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng xin nghỉ việc, chuyển công tác, nghỉ hưu trước tuổi.
Cây gỗ rừng tự nhiên ở huyện Quan Sơn bị xâm hại. (Ảnh: Mai Luận)

Xử lý trách nhiệm liên quan hành vi xâm hại tài nguyên rừng ở Thanh Hóa

Chiều 23/5, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa cho biết: Từ cuối năm 2021 đến cuối tháng 4 năm nay trên địa bàn huyện Quan Sơn xảy ra 4 vụ xâm hại tài nguyên rừng. Trong đó, đã khởi tố 2 vụ án hình sự về tội Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng, lâm sản; điều tra dấu hiệu của tội Hủy họa rừng tại xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn.