Nhịp điệu xuân phố núi
Bước vào thế giới Trà
[Ảnh] Chợ Hữu Tiệp ngày 30 Tết, nét đẹp văn hóa xưa
Tết Nguyên đán của người Việt
[Ảnh] Người dân Hà Nội quây quần bên nồi bánh chưng đón Tết
Bảo quản bánh chưng ngày Tết
[Ảnh] Tưng bừng hội thi gói bánh Tét dâng Vua Hùng
Nao nao vị mứt
Bánh chưng Tết phố xưa
[Ảnh] "Gà ngậm hoa hồng" đắt khách trong ngày ông Công, ông Táo
[Ảnh] Làng nghề bánh chưng gù Bản Tùy ở Hà Giang tất bật cho vụ Tết
Làng nghề bánh tráng 500 năm tuổi vào vụ Tết
[Ảnh] Làng bưởi Tân Triều vào vụ Tết
Nét độc đáo đón tết cổ truyền của đồng bào Mông tỉnh Hòa Bình
Xôi ngũ sắc, tượng trưng cho tình đoàn kết dân tộc
Bánh tét Miền Tây hương vị ngày Tết
Ý nghĩa của bánh chưng gù
Bánh chưng gù là một loại đặc sản vùng cao Tây Bắc. Bánh chưng gù có những nét tương đồng nhưng cũng có sự khác biệt với những bánh chưng, bánh tét miền xuôi, miền nam, và có những ý nghĩa thú vị.
Món ngũ sắc trong mâm cỗ Tết
Màu sắc đẹp, bắt mắt, gần gũi với triết lý âm dương ngũ hành của phương Đông, lại đầy đủ về mặt dinh dưỡng, cân đối giữa thịt cá và rau củ, cho nên những món ăn ngũ sắc khá phổ biến trong mâm cỗ Tết.
Mang hương vị Tết đất liền ra các "cột mốc chủ quyền" trên biển
Những món quà Tết được cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức... gửi gắm đến những cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ các "cột mốc chủ quyền" trên vùng biển phía nam của Tổ quốc.
Chiếc bánh chưng cuối năm trên “xứ sở Bạch Dương”
Người Việt Nam có câu: “Có bánh chưng là có Tết”. Đối với người Việt Nam tại LB Nga, sau một năm chống chọi dịch bệnh, chiếc bánh chưng cuối năm dường như còn trở nên đặc biệt hơn.
Món Tết “nhà làm”
Tết có lẽ là dịp đặc biệt nhất đối với phụ nữ Việt. Ăn Tết, chơi Tết, người ta hoàn toàn có thể mua sắm toàn bộ các món ăn được chế biến sẵn chỉ bằng một cú click chuột, hoặc ra chợ truyền thống, đi siêu thị… Nhưng cũng có những người chỉ thích tự tay làm ra những món ăn, món bánh mứt ngày Tết, cho dù chỉ để có hương vị Tết chứ không phải để phục vụ mục đích ăn uống.
Bánh chưng của người lính cứu hỏa đón Tết xa nhà
Những ngày giáp Tết, ngoài nhiệm vụ chuyên môn, Đội Cảnh sát PCCC, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) còn tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ gói bánh chưng đón Tết tại đơn vị.
Hội xuân an lành xứ trà
Những ngày giáp Tết, tiết trời se lạnh, nhưng thành phố Thái Nguyên vẫn sôi động, ấm áp, rực rỡ cờ hoa. Góp vào không khí ấy là sự tưng bừng, độc đáo và hết sức an lành của Hội xuân xứ trà, một lễ hội đặc sắc được tổ chức với phương châm bảo đảm an toàn phòng chống dịch ở mức cao nhất.
Ngập tràn hương Tết
Khi ấy gia đình tôi vừa xong ngôi nhà mới, ba gian bằng gỗ xoan, lợp ngói mũi đỏ au. Thật to lớn và đẹp đẽ hết sức! Lúc xong cũng là cuối năm, tôi vui mừng khỏi nói vì Tết năm nay mình có nhà mới.
Tết vượt ngàn mây
Có một hai mươi ba tháng Chạp, khi mọi người đang tất bật chuẩn bị lễ Ông Công - Ông Táo, thì tôi lục tục sửa soạn cho chuyến bay đêm sang Paris ăn Tết xa nhà, cái Tết mà tôi mong đợi bấy lâu. Buổi sáng, bếp nhà tôi ngổn ngang đồ ăn thức đựng. Thực phẩm là thứ phải đóng gói sau cùng. Chị tôi qua giúp một tay, xếp lèn vào thùng các-tông nào giò, nem chua, măng, miến, mục nhĩ, nấm hương, củ kiệu, dưa hành, nước mắm ngon sáu mươi độ đạm, một quả gấc chín, gạo nếp cái hoa vàng, đậu xanh mới, cốm khô, rau thơm tươi các loại... Bánh chưng đã có cô bạn mau mắn nhận đặt cho đôi cặp ở một hàng ngon nức tiếng. Nếu còn thời gian, lẽ ra chị em tôi gói bánh để tôi mang đi, nhưng không kịp. Dẫu Tang Frères, chợ Tầu quận Mười Ba Paris không thiếu thứ gì, tôi vẫn muốn mang theo nguyên liệu Tết Hà Nội. Mùi vị ký ức là thứ không dễ mua được.
Hành trình 11 năm gói bánh Tết tặng người nghèo
NDĐT - Cứ vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, đội tình nguyện viên Chữ thập đỏ Tân Hòa, xã Phúc Ứng (Sơn Dương, Tuyên Quang) lại tổ chức gói bánh chưng và tặng quà Tết cho những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Hành trình 11 năm với hơn 8.000 chiếc bánh chưng cùng hàng nghìn suất quà Tết được trao đi, góp phần mang về những cái Tết trọn vẹn, ấm áp tình người.
Bánh chưng ngày Tết
Bây giờ, cuộc sống đã quá đầy đủ, cái ăn, cái mặc lúc nào cũng sẵn. Món bánh chưng vốn chỉ có trong ngày Tết cổ truyền thì giờ được ăn quanh năm ngày tháng. Nhưng cái vị thơm ngon đặc trưng, cái mầu tươi xanh đặc biệt ấy lại vẫn còn nguyên vẹn và chưa bao giờ bị mất đi.
"Tết thuần chay" - Hội chợ xuân đặc biệt tại Hà Nội
NDĐT - Hội chợ xuân 2020 mang chủ đề Tết thuần chay lần đầu tiên được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam, số 2, phố Hoa Lư, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội từ 13-1-2020 đến 19-1-2020 tới đây.
Ði tìm dư vị Tết xưa…
Tết Kỷ Hợi 2019 vừa đi qua. So với những năm trước, Tết nay ngày càng đơn giản, các bà nội trợ chẳng phải ngong ngóng lo mua sắm, tích trữ cả tháng trời. Việc mất thời gian nhất có lẽ là trang trí nhà cửa, mua cành hoa ngắm Tết, còn sắm sanh chẳng lo gì vì hàng hóa tràn ngập thị trường. Người nội trợ hay công chức văn phòng, ai cũng yên tâm lo công việc đến sát Tết mới chạy một vòng từ chợ ra siêu thị là sắm xong cái Tết. Một cô bạn "chúa" là bận rộn, nói thật mà như đùa, thời "a còng" với 4.0, đi làm ở cơ quan, nhưng tranh thủ giải lao là đi chợ Tết trên mạng. Sự nhanh chóng, tiện lợi cũng bớt đi công sức, tiết kiệm thời gian, nhưng với người hay hoài niệm thì như có ch&uacu