Ngày 29/10, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn IEC phối hợp tổ chức Hội thảo và Triển lãm Smart Banking 2024 với chủ đề “Định hình tương lai số cho ngành ngân hàng: Chiến lược vận hành an toàn và bền vững”.
Ngày 10/7, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Hài hòa hóa pháp luật giữa các quốc gia ASEAN hướng tới phát triển toàn diện và bền vững”. Sự kiện thu hút nhiều chuyên gia pháp lý trong và ngoài nước tham dự.
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã cơ bản tạo hành lang pháp lý đồng bộ, quy trình chặt chẽ; thông qua công tác định giá đất cụ thể, giá đất đã cơ bản phù hợp với giá thị trường, hạn chế thất thu ngân sách nhà nước, bảo đảm quyền lợi của người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện tại địa phương vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ xác định giá đất.
Tại Việt Nam, tài sản số tuy chưa có hành lang pháp lý đầy đủ nhưng đã được đề cập tại một số văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, cần làm rõ các vấn đề liên quan đến hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy công nghệ blockchain phát triển, làm tiền đề cho đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế.
Ngày 19/8/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 105/2009/QÐ-TTg về quy chế quản lý cụm công nghiệp. Từ đây, khái niệm cũng như các quy định về quản lý cụm công nghiệp được thống nhất trên phạm vi cả nước, tạo ra khung pháp lý cho quản lý cụm công nghiệp từ Trung ương đến các địa phương.
Ngành ngân hàng là một trong những ngành đi đầu có mức độ số hóa chuyên sâu, do đó, Luật Các tổ chức tín dụng cần có những quy định cụ thể, chi tiết hơn về nội dung này, qua đó góp phần tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động số.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 9/1/2023 thay thế cho Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009 có hiệu lực từ 1/1/2024 với nhiều điểm mới thể hiện sự tiến bộ trong việc tiếp cận, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh trên quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm, công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển.
Hoạt động bảo hộ Sở hữu trí tuệ được triển khai thực hiện là công cụ đắc lực để phát triển kinh tế-xã hội, tăng giá bán, sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đem lại lợi nhuận kinh tế cho người sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
Nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Phòng thủ dân sự, các đại biểu Quốc hội cũng kiến nghị cần làm rõ thêm các khái niệm, quy định về phòng thủ dân sự để tạo điều kiện thuận lợi và hành lang pháp lý cụ thể, thống nhất cho hoạt động này.
Sáng 19/8, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp chuyên đề thứ 5 để xem xét, quyết định nhiều chủ trương lớn, tạo cơ sở hành lang pháp lý để Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
Sao chép toàn bộ hoặc phần lớn tác phẩm, hoặc “nhái” theo phong cách vẽ của người khác lâu nay vẫn là vấn nạn nhức nhối trong mỹ thuật. Gần đây, giới họa sĩ và người yêu tranh lại có dịp xôn xao trước sự việc họa sĩ Đoàn Quốc bị một đoàn làm phim khởi kiện vì lý do xâm phạm quyền tác giả với mục đích thương mại.
Tại tọa đàm “Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức ngày 13/7 tại Hà Nội, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, khẳng định Nghị quyết 42 đã mang đến kết quả rất tốt, tuy nhiên vẫn còn những vướng mắc cần phải được tháo gỡ, song song với việc chuẩn bị luật hóa.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, việc xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) là cần thiết, nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.
Thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước và Hiến pháp năm 2013 về tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật về thanh tra hiện nay là những vấn đề được đưa ra lấy ý kiến thẩm tra dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) tại phiên họp toàn thể lần thứ sáu, do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XV tổ chức ngày 28/4 tại thành phố Đà Nẵng.