Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có mức sử dụng nước cao, trong khi khả năng tái tạo tài nguyên nước đang chịu áp lực lớn từ biến đổi khí hậu, đô thị hóa nhanh và gia tăng dân số. Trong bối cảnh ấy, nước thải (nhất là nước thải công nghiệp), nếu được xử lý và tái sử dụng hiệu quả sẽ giúp giảm khai thác từ nguồn nước tự nhiên, bảo vệ hệ sinh thái, giảm chi phí xử lý môi trường.
Mức sinh trên toàn quốc đang giảm dưới mức sinh thay thế, khi số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 2,11 (năm 2021) xuống 2,01 (năm 2022), 1,96 (năm 2023) và 1,91 (năm 2024) và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Việc giảm xuống dưới mức sinh thay thế (2,1 con) sẽ ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số. Chính vì vậy các ngành chức năng cần có những giải pháp cụ thể, hợp lý, thực tế để sớm ổn định mức sinh.
Thành phố Hồ Chí Minh chính thức bước vào thời kỳ già hóa dân số vào năm 2017, muộn hơn so với cả nước khoảng 6 năm, khi tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên đạt hơn 10%, tương ứng với khoảng 889.000 người cao tuổi. Mặc dù bắt đầu muộn hơn nhưng tốc độ già hóa dân số tại đây lại diễn ra rất nhanh.
Bất chấp nỗ lực của chính phủ các nước, tỷ lệ sinh ở châu Âu vẫn sụt giảm đáng báo động. Tình trạng già hóa dân số tăng nhanh cùng tỷ lệ sinh thấp đang đặt gánh nặng cho thị trường lao động, hệ thống y tế và đe dọa sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững của châu lục này.
Công tác truyền thông dân số tại Nghệ An trong năm 2024 đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng đối với các vấn đề liên quan đến dân số và phát triển bền vững. Những sáng tạo trong cách làm, sự đổi mới trong phương thức tuyên truyền đã giúp Nghệ An không chỉ đạt được những mục tiêu quan trọng trong công tác dân số mà còn tạo ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác.
Quy mô dân số của Việt Nam đã chính thức vượt mốc 100 triệu người và đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Đây là cơ hội cho đất nước tiếp tục duy trì tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, đòi hỏi cần có những chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm vàng về tri thức, vàng về sức khỏe, vàng về kỹ năng, đưa Việt Nam vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình.
Già hóa dân số là nỗi lo thường trực của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh vấn đề này đã trở thành xu hướng không thể đảo ngược trong một sớm một chiều, nhiều nước đã nhanh chóng thích nghi để biến thách thức thành cơ hội và phát triển kinh tế.
Tại tỉnh Ninh Bình, việc nâng cao chất lượng dân số đã và đang được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững về kinh tế-xã hội. Những nỗ lực không ngừng nghỉ từ chính quyền địa phương, ngành y tế, và cộng đồng đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu toàn diện, cần có chiến lược đồng bộ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, và sự chung tay của toàn dân. Trong bối cảnh Ninh Bình đặt mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội bền vững, công tác nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người dân đã trở thành những nhiệm vụ then chốt.
Trong dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến các bộ, ngành và nhân dân, Bộ Y tế đề xuất nhiều chính sách thích ứng già hóa dân số và dân số già. Bởi bên cạnh những chính sách về chăm sóc người cao tuổi, có các gói chăm sóc sức khỏe… rất cần những chính sách khai thác, phát huy những giá trị, tạo việc làm phù hợp, tăng thu nhập cho người cao tuổi.
Chính phủ Hàn Quốc đang loay hoay tìm hướng giải quyết những thay đổi nhân khẩu học đáng lo ngại trong bối cảnh nhiều người trẻ lựa chọn hoãn hoặc từ bỏ việc kết hôn, sinh con và số lượng người trong nhóm dân số trên 65 tuổi ngày càng tăng. Hàn Quốc ghi nhận tỷ lệ sinh 0,72 cho năm 2023, mức thấp nhất thế giới.
Từ ngày 11-13/9, tại Trung tâm Hội nghị Bali Nusa Dua ở Bali, Indonesia đã diễn ra Hội nghị khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2024 với chủ đề "Tái định hình về già hóa".
Trước tình trạng mức sinh giảm sâu tại một số vùng kinh tế-xã hội trọng điểm, mới đây, Bộ Y tế đã đề xuất giải pháp nhằm điều chỉnh mức sinh phù hợp tại các vùng này. Trong các giải pháp nêu ra có thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp cho xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn…
Hiện cả nước có 21/63 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, chiếm khoảng 39,37% dân số cả nước. Mức sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dưới mức sinh thay thế, giảm thấp nhất từ trước tới nay và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.
Ngày 13/8, hãng tin Kyodo dẫn báo cáo của Liên hợp quốc cho biết, dân số thế giới dự kiến sẽ bắt đầu giảm trong thế kỷ này sau khi đạt đỉnh vào giữa những năm 2080 do mức sinh thấp hơn, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Ngày 11/7, Bộ Y tế và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức mít-tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11/7) với chủ đề "Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững".
30 năm qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong công tác dân số, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong thời gian qua.
Ngày 27/5, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 34/2024/QĐ-UBND (Quyết định số 34) quy định về phương pháp xác định chỉ tiêu dân số với nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp và một số công trình có lưu trú khác có hiệu lực từ ngày 10/6 tới.
Việt Nam luôn duy trì mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ) trong gần 20 năm liên tục từ năm 2002 đến 2020, nhưng gần hai năm nay, mức sinh của phụ nữ giảm xuống 1,96 con và không đạt mức sinh thay thế. Mức sinh giảm sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu, quy mô dân số, làm suy giảm nhóm dân số trong độ tuổi lao động, tăng nhanh quá trình già hóa dân số... Nếu không có những điều chỉnh chính sách, những giải pháp kịp thời để đưa mức sinh tăng trở lại đạt mức sinh thay thế, tương lai dân số Việt Nam giảm dần..., làm chậm quá trình phát triển của kinh tế-xã hội của đất nước.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, việc tạo việc làm ở các nền kinh tế Nam Á đang không theo kịp tốc độ gia tăng dân số trong độ tuổi lao động, khiến khu vực này có nguy cơ “phung phí lợi thế về nhân khẩu học của mình”.
Sáng 1/4, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê tổ chức lễ ra quân Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Phạm vi điều tra tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, thời điểm điều tra từ 0 giờ ngày 1 đến ngày 30/4/2024.
Theo báo cáo, công tác dân số năm 2023 có nhiều chỉ tiêu không đạt kế hoạch được giao. Những khó khăn, thách thức và hạn chế đã được ngành dân số chỉ ra và bàn biện pháp khắc phục.
Để đạt các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đòi hỏi hệ thống y tế với nền tảng bền vững đồng thời cần linh hoạt, sáng tạo và liên tục đổi mới nhằm tăng cường khả năng thích ứng và sức chống chịu với những thách thức mới.
Theo Tổng cục Thống kê, dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 đạt 100,3 triệu người. Tuổi thọ trung bình của người dân nước ta năm 2023 là 73,7 tuổi.
Đến hết tháng 12/2023, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế của thành phố Hà Nội đạt 93,5% dân số, với gần 7,9 triệu người tham gia chính sách an sinh xã hội quan trọng này.
Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ mít-tinh kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2023, với chủ đề "Tham gia tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì tương lai đất nước”. Tham dự lễ mít-tính có lãnh đạo Bộ Y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, Chi cục Dân số-Kế hoạch gia đình các tỉnh, thành phố.