Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) cho biết, thế giới đạt mức tăng trưởng chưa từng có về năng lượng tái tạo trong năm 2024, chủ yếu nhờ động lực mạnh mẽ từ châu Á, nhất là Trung Quốc. Tuy nhiên, các nỗ lực toàn cầu nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó có phát triển năng lượng tái tạo, cần được đẩy nhanh và mạnh hơn nữa.
Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có mức sử dụng nước cao, trong khi khả năng tái tạo tài nguyên nước đang chịu áp lực lớn từ biến đổi khí hậu, đô thị hóa nhanh và gia tăng dân số. Trong bối cảnh ấy, nước thải (nhất là nước thải công nghiệp), nếu được xử lý và tái sử dụng hiệu quả sẽ giúp giảm khai thác từ nguồn nước tự nhiên, bảo vệ hệ sinh thái, giảm chi phí xử lý môi trường.
Chủ động ứng phó thực trạng biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, nguồn nước ngầm ngày càng khan hiếm, tại Đại hội đồng cổ đông do Công ty cổ phần cấp nước Điện Biên tổ chức ngày 28/3, có 100% cổ đông đều nhất trí với các giải pháp giảm tỷ lệ thất thoát nước bình quân dưới 15%; khai thác hiệu quả các nguồn nước, bảo đảm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của nhân dân.
Năng lượng tái tạo được hiểu là nguồn năng lượng có thể được tái tạo hoặc tái sinh trong thời gian ngắn so thời gian mà nó được sử dụng. Là nguồn tài nguyên quý giá, năng lượng tái tạo đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong cơ cấu năng lượng toàn cầu.
Sáng 24/3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát động hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới với chủ đề “Chung tay vì một hệ thống cảnh báo sớm toàn diện”. Lễ phát động được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tới các Đài Khí tượng Thủy văn các tỉnh, thành phố, khu vực và 210 điểm cầu có liên quan.
Mỗi năm, khối lượng phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch và chất thải trong chăn nuôi ở nước ta lên tới hàng trăm triệu tấn. Đây là nguồn tài nguyên tái tạo rất lớn nếu được tận dụng, chuyển đổi thành các sản phẩm hữu ích khác.
ActionAid quốc tế tại Việt Nam và Tập đoàn dịch vụ dệt may hàng đầu châu Âu Lindström vừa chính thức ký kết hợp tác hỗ trợ học sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận nước sạch thông qua dự án “Nước sạch vì trường học hạnh phúc”. Dự án nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh, giúp các em thích ứng tốt hơn với tác động của biến đổi khí hậu.
Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.
Cơ quan Giám sát Sông băng thế giới ước tính rằng, kể từ năm 2020, lượng băng tan hằng năm tương đương với lượng nước tiêu thụ trên toàn cầu trong 30 năm.
Ngày 18/3 (theo giờ địa phương), chính phủ Nam Phi tuyên bố quyết định chọn ngày 24/9/2025 là Ngày trồng cây quốc gia, hướng đến mục tiêu trồng 1 triệu cây trong một ngày, nhằm góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững.
Sau hơn 2 năm thi công, sáng 18/3, Dự án xây dựng bờ bao và cống ngăn triều trên rạch Cầu Sập, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh chính thức đưa vào vận hành, khai thác, giúp ngăn triều cường, chống ngập từ sông Cần Giuộc vào khu vực nội thành.
Chương trình tài trợ cho các thử nghiệm (PoC) về ý tưởng đột phá, tận dụng điện toán đám mây tiên tiến và AI tạo sinh để giải quyết những thách thức cấp bách nhất trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường xuất hiện ngày càng nhiều, tàn phá hệ sinh thái tại nhiều quốc gia cho thấy sự thất bại của thị trường trong việc điều chỉnh các hoạt động kinh tế nhằm bảo vệ môi trường. Để có thể vượt qua thách thức này, tất cả các chủ thể và mỗi cá nhân cần phải nỗ lực nhiều hơn.
Ngày 11/3, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo “ Thực hành xanh hóa trong sản xuất và tiêu dùng”.
Theo dự báo từ nay đến giữa tháng 4 do ảnh hưởng của các kỳ triều cường cho nên khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long sẽ xuất hiện nhiều đợt cao điểm xâm nhập mặn. Ở vùng cửa sông Cửu Long và các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng nếu không chủ động ứng phó sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Nghề muối dù rất vất vả, sản xuất phụ thuộc vào thời tiết, nhưng thu nhập của diêm dân lại rất bấp bênh, bởi hiện nay, các khâu trong sản xuất muối hầu hết đều làm bằng thủ công, năng suất thấp, lao động nặng nhọc nên để phát triển nghề muối được bền vững, đạt hiệu quả cao.
Ngày 24/2, Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa 11, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp lần thứ 24, thông qua 6 nghị quyết quan trọng về tài chính, ngân sách, đất đai,… tạo cơ sở pháp lý, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; 6 nghị quyết liên quan đến nhân sự lãnh đạo các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh và điều chỉnh thành phần Đoàn Giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Hòa chung với sứ mệnh hướng tới Net Zero, Tales by Chapter - một nhà hàng chuyên về ẩm thực nền thực vật (plant-based cuisine) tại TP Hồ Chí Minh đang lan tỏa tinh thần phát triển bền vững theo một cách thiết thực và gần gũi: mỗi bữa ăn tại Tales sẽ góp phần trồng 1 cây xanh, để nhiều doanh nghiệp và cá nhân cùng chung tay trong hành trình giảm phát thải và phục hồi thiên nhiên.
Các cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm trên thế giới thời gian qua dù đạt một số bước tiến, song vẫn còn chậm. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động khẩn cấp nhằm ứng phó các cuộc khủng hoảng mà hành tinh xanh đang phải hứng chịu.
Một dự án do UN Women và Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ đã giúp hơn 10.000 người, đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương tại Ninh Thuận và Cà Mau cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch và sinh kế.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới vừa bỏ lỡ thời hạn đệ trình các mục tiêu về cắt giảm khí thải carbon cho năm 2035. Giới chức Liên hợp quốc thúc giục những hành động khẩn cấp và có trách nhiệm nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, khi tình trạng nóng lên toàn cầu đang ở mức nguy hiểm và tài chính khí hậu vẫn là vấn đề gai góc, cần giải quyết.
Phong trào trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng đang phát triển mạnh mẽ tại các địa phương miền núi Phú Yên. Nhờ chính sách mới của Nhà nước, trong đó thực hiện Nghị định số 168/2016/NÐ-CP của Chính phủ, nhiều hộ dân được giao khoán quản lý bảo vệ, phát triển vốn rừng từ các nông, lâm trường… Ðiều này góp phần đẩy nhanh độ che phủ rừng, khôi phục môi trường, hệ sinh thái và phát triển kinh tế ổn định cho người dân.
Không chỉ góp phần điều hòa khí hậu, sông băng còn cung cấp các nguồn nước thiết yếu cho con người. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và gia tăng khí thải nhà kính đang khiến các sông băng tan chảy nhanh hơn, gây nên nhiều hệ lụy. Trong bối cảnh đó, Liên hợp quốc tuyên bố năm 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kêu gọi chung tay đối phó sự biến mất nhanh chóng của băng và bảo vệ các nguồn nước quan trọng.
Mặc dù không có hình phạt cho việc trễ hạn nhưng các mục tiêu, được gọi là Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), được xem như bằng chứng cho sự nghiêm túc trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Ngày 8/2, tại Hà Nội, Liên hiệp Khoa học Phát triển du lịch bền vững (STDe) tổ chức tọa đàm “STDe - 15 năm hành trình sáng tạo cùng các dự án du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu”, đánh dấu chặng đường 15 năm thành lập Liên hiệp. Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu du lịch và các doanh nghiệp du lịch.
Sáng 4/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo.
Là tương lai của thế giới nhưng nhiều trẻ em đang phải gánh chịu những đau thương, mất mát do các cuộc xung đột khốc liệt, tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và nghèo đói gia tăng. Trong bối cảnh đó, Hội nghị thế giới về quyền trẻ em, diễn ra ngày 3/2 tại Vatican, kêu gọi các nước và tổ chức quốc tế cùng chung tay xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho hàng triệu trẻ em.
Ngày 24/1, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc công bố bản báo cáo "Gián đoạn học tập: Tổng quan toàn cầu về những gián đoạn giáo dục liên quan đến khí hậu trong năm 2024” phân tích các thảm họa khí hậu đã dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em, đồng thời đưa ra nhận định về ảnh hưởng của những việc này đối với học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông.