Quang cảnh hội nghị.

Kết nối giao thương sản phẩm tiêu biểu giữa nhà cung cấp với nhà phân phối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Chiều 20/11, tại tỉnh Vĩnh Long, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương phối hợp Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp phân phối.
Đại biểu tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm tại Hội nghị sơ kết một năm triển khai Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng duyên hải Trung Bộ giai đoạn 2023-2025.

Tạo tiền đề thúc đẩy hợp tác theo chiều sâu

Một năm thực hiện thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng duyên hải Trung Bộ đã trôi qua, bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Qua đó, tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy hợp tác đi vào chiều sâu giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trong vùng duyên hải Trung Bộ.
Lãnh đạo tỉnh Long An tham quan gian hàng sản phẩm chủ lực của Long An tham dự Hội nghị cung-cầu giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành trong cả nước.

Long An tăng cường “Kết nối trách nhiệm-Xây dựng chuỗi cung ứng xanh”

Để mở rộng thị trường tiêu thụ cho tất cả các mặt hàng, sản phẩm chủ lực, Long An tổ chức đưa 37 doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng chủ lực dự Hội nghị kết nối cung-cầu giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố năm 2024, với chủ đề “Kết nối trách nhiệm -Xây dựng chuỗi cung ứng xanh”.
Các doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh Đắk Lắk trưng bày sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tại Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.

Đẩy mạnh hợp tác kết nối giao thương

Thời gian qua, Chương trình hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Tây Nguyên đã đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, tạo tiền đề quan trọng để thành phố và các địa phương vùng Tây Nguyên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, kết nối giao thương, đầu tư có hiệu quả trong thời gian tới.
Trong 20 năm qua, GDP Việt Nam cứ tăng trưởng 1% thì ngành hàng không sẽ tăng trưởng khoảng từ 1 đến 1,5%.

Giúp ngành hàng không vượt qua thách thức

Ngành hàng không có tác động to lớn và quan trọng đối với hầu hết các ngành kinh tế-kỹ thuật và lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Quy mô và tốc độ tăng trưởng hay suy giảm của ngành hàng không đều tạo ra hiệu ứng cấp số nhân theo chiều tương ứng ở các ngành, các lĩnh vực khác. Giai đoạn 2003-2018, GDP toàn cầu tăng 1% thì ngành hàng không tăng trưởng từ 1,28 đến 2,03%.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội và các đại biểu tham quan các gian hàng tại Hội chợ.

Chia sẻ cơ hội kết nối giao thương trong lĩnh vực công nghiệp chủ lực

Diễn ra từ 19 đến 21/10, Hội chợ Sản phẩm Công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội 2023 thu hút sự tham gia nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp trong nước và quốc tế. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất và kết nối giao thương, mở rộng thị trường sản phẩm.
Hội nghị giao thương là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam được trực tiếp tiếp cận, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản vào thị trường quốc tế.

Kết nối doanh nghiệp trong nước và quốc tế thúc đẩy phát triển, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản và sản phẩm nông nghiệp nông thôn và giúp các doanh nghiệp quốc tế tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, xúc tiến xuất khẩu thiết bị, vật tư nông nghiệp, công nghệ sản xuất, công nghệ chế biến sau thu hoạch là một trong những mục tiêu của AgroViet 2023.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Kênh phân phối và chuyện cửa trên, kèo dưới

Kênh phân phối bán lẻ là một trong những phương thức để nhà sản xuất đưa sản phẩm tới tay người dùng. Tuy nhiên, có một thực tế tồn tại nhiều năm qua là hoạt động giao thương kết nối, tiêu thụ sản phẩm giữa nhà sản xuất với doanh nghiệp bán lẻ còn lỏng lẻo, đã khiến hành trình đưa hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam vào các chuỗi hệ thống bán lẻ, siêu thị không hề dễ dàng; dẫn tới nhiều sản phẩm có chất lượng đang “bí” đầu ra, hàng hóa không đến được tay người tiêu dùng.
Xã Quảng Phú Cầu là một trong những xã đầu tiên của huyện Ứng Hòa (Hà Nội) triển khai xây dựng điểm du lịch quảng bá làng nghề làm tăm hương.

Tăng cường quảng bá sản phẩm OCOP của Thủ đô Hà Nội

Chương trình "mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) của Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua đã góp phần giúp khu vực nông thôn phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa đặc thù. Tuy nhiên, đến nay, nhiều sản phẩm của chương trình vẫn chưa được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Ðây cũng là trăn trở của những làng nghề, nghệ nhân và những người làm ra sản phẩm OCOP...
Một góc Hội chợ triển lãm Trung Quốc và các quốc gia Trung-Đông Âu.

Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại với các nước Trung-Đông Âu

Hội chợ triển lãm Trung Quốc và các quốc gia Trung-Đông Âu, cùng hàng loạt sự kiện xúc tiến thương mại, thúc đẩy đầu tư giữa hai bên, là cơ hội để đẩy mạnh hợp tác kinh tế và kết nối giao thương giữa quốc gia 1,4 tỷ dân với khu vực Trung Âu và Đông Âu rộng lớn, còn nhiều tiềm năng.
Vận tải hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy.

Thúc đẩy giao thương hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy

Mặc dù đã khôi phục hoạt động xuất, nhập cảnh và xuất, nhập khẩu, nhưng tại cặp Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang (Việt Nam) - Thiên Bảo, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) vẫn vắng người, hàng hóa. Lưu lượng người, hàng hóa qua lại cửa khẩu chỉ bằng 20% so với thời điểm trước đại dịch Covid-19.