Hơn 100 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, siêu thị, đơn vị phân phối các tỉnh, thành phố cùng đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành các tỉnh phía nam tham dự hội nghị.
Tại hội nghị, các đại biểu đã cùng chia sẻ những giải pháp, cách làm hay, hiệu quả các hoạt động giao thương, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc sản, sản phẩm OCOP của các địa phương tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, đề xuất định hướng hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2025.
Bàn giải pháp đưa sản phẩm, hàng hóa của các địa phương vào hệ thống siêu thị, nhà phân phối; hiệu quả trong tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của doanh nghiệp…
Các siêu thị ký kết hợp tác với doanh nghiệp địa phương. |
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Nghiệp cho biết, đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã công nhận 242 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm hỗ trợ xây dựng thương hiệu, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói để nâng cao giá trị và chất lượng các sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản phục vụ người tiêu dùng.
Việc tổ chức hội nghị giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa giữa tỉnh Sóc Trăng với các tỉnh, thành phố năm 2024 nhằm tạo cơ hội tốt hơn để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kết nối giao thương, mở rộng thị trường, kênh phân phối.
Trồng lúa chất lượng cao giảm phát thải đến 12 tấn CO2/ha
Qua đó, đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản, đặc sản, đặc trưng, chủ lực của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và các tỉnh, thành phố nói chung vào hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, hệ thống phân phối, chợ đầu mối, điểm bán sản phẩm của các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Dịp này, 3 siêu thị, nhà phân phối và 16 cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng đã ký kết 20 biên bản ghi nhớ/thỏa thuận hợp tác về liên kết, tiêu thụ sản phẩm.