Ngày 24/2, Tập đoàn Youngone Corporation (Hàn Quốc) công bố hoàn thành thành công dự án loại bỏ lò hơi đốt than tại Nhà máy dệt nhuộm ở Nam Định. Tính đến ngày 15/1/2025, công ty đã chuyển đổi hoàn toàn từ công nghệ lò hơi đốt than sang lò hơi sinh khối, sử dụng viên nén trấu làm nhiên liệu, tái khẳng định cam kết trong việc bảo đảm tính bền vững của môi trường và quá trình khử carbon.
Nhật Bản dự kiến phối hợp với các nước Đông Nam Á và Australia về các chính sách nhằm giảm phát thải carbon. Là quốc gia đề xuất sáng kiến thành lập “Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0” (AZEC), Nhật Bản đang đẩy mạnh nỗ lực khử carbon tại khu vực châu Á nói chung và nước này nói riêng, đồng thời thúc đẩy các kế hoạch đưa hệ thống giao dịch khí thải ra mắt vào năm 2026 nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải và chuyển đổi kinh tế xanh.
Ngành nông nghiệp các địa phương vùng Tây Nam Bộ đã khởi động mô hình canh tác lúa thông minh hưởng ứng đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030; giúp người dân được hưởng lợi từ việc gia tăng giá trị sản phẩm và bán được tín chỉ carbon.
Châu Á và Thái Bình Dương chiếm hơn một nửa tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và chịu ảnh hưởng từ thiên tai và các rủi ro khí hậu khác nhiều hơn so với bất kỳ khu vực nào khác. Nếu không có dữ liệu chất lượng cao và khả năng phân tích dữ liệu, các nhà hoạch định chính sách trong khu vực khó có thể xây dựng những biện pháp hiệu quả, có trọng tâm để ứng phó biến đổi khí hậu.
Đơn hàng đã dần quay trở lại với các doanh nghiệp xuất khẩu da giày, giúp kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã tăng trưởng 5,7% sau 4 tháng đầu năm. Tuy nhiên, những đòi hỏi ngày càng cao từ thị trường nhập khẩu là điều không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được.
Châu Phi đang nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo, trong khi Mỹ và Hàn Quốc thảo luận các biện pháp mở rộng hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng sạch. Rõ ràng, trước thềm Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28), nhiều quốc gia trên thế giới đang tăng tốc ứng phó biến đổi khí hậu.
Sáng 28/10, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức khánh thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc và khai mạc Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 (VIIE 2023) với sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính; đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.
Biến đổi khí hậu đang ngày càng tác động tới cuộc sống của người dân, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế của nhiều quốc gia. Để ứng phó với tình trạng khẩn cấp về khí hậu đang diễn ra, các nước trên thế giới triển khai các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và phát triển thị trường carbon.
Tại cuộc họp của Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO) về việc thực thi cam kết cắt giảm khí thải, diễn ra ở London của Anh, Tổng Thư ký IMO Kitack Lim nhấn mạnh các nước cần hành động quyết đoán hơn trong các cuộc đàm phán về khí hậu nhằm thúc đẩy tiến trình phi các-bon hóa trong ngành vận tải biển. IMO từng cam kết giảm 50% lượng khí phát thải nhà kính từ vận tải biển từ nay đến năm 2050 so với mức của năm 2008.
Ngày 24/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) và Tập đoàn sản xuất máy bay Airbus cùng công ty con NAVBLUE của Airbus tổ chức kỷ niệm chương trình hợp tác quản lý không lưu.
Những nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 có thể mang lại lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể. Đối với châu Á đang phát triển, những lợi ích này có thể cao gấp 5 lần chi phí cho việc giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu.
Ngày 20/4, trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo từ các nền kinh tế lớn nhất thế giới, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố kế hoạch tăng tài trợ của Mỹ giúp các nước đang phát triển chống biến đổi khí hậu và hạn chế nạn phá rừng ở rừng nhiệt đới Amazon.
Sự tham gia của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại hội nghị có ý nghĩa quan trọng trong việc tái khẳng định quyết tâm thực hiện các cam kết của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính.
Mỹ Latin và Caribe là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và các vấn đề về môi trường. Nhiều tổ chức và chính phủ các quốc gia trong khu vực thời gian qua có những nỗ lực nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường, đóng góp tích cực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Phản ứng về thỏa thuận cuối cùng vừa được thông qua tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) ngày 20/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng, Hội nghị đã chưa thể thúc đẩy việc giảm mạnh khẩn cấp khí thải gây hiệu ứng nhà kính, vấn đề cần thiết để ứng phó với tình trạng nóng lên trên toàn cầu.
Theo đặc phái viên về biến đổi khí hậu của Trung Quốc, lượng khí CO2 mà nước này phát thải trên một đơn vị GDP vào năm 2021 thấp hơn 3,8% so với năm 2020 và 50,8% so với năm 2005.
Tình trạng phát thải khí methane đang nổi lên là một mối đe dọa hàng đầu đối với khí hậu toàn cầu. Các nhà khoa học và các nhà xây dựng chính sách đang kêu gọi cần có hành động quyết liệt để cắt giảm mức phát thải khí metan.
Biến đổi khí hậu được cho là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người, đồng thời cũng là thách thức lớn nhất mà nhân loại đang phải đối mặt trong thế kỷ 21. Vậy biến đổi khí hậu là gì và nó tác động đến đời sống con người ra sao?
Bang New York sẽ đảm bảo dòng xe không phát thải chiếm 35% doanh số ôtô bán ra vào năm 2026 và 68% vào năm 2030 trước khi chính thức cấm bán xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2035.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 14/9, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres một lần nữa nhấn mạnh thông điệp phải ứng phó với biến đổi khí hậu ngay lập tức bởi những người dân nghèo khổ nhất trên thế giới đang phải trả một cái giá khủng khiếp do chính những doanh nghiệp xả khí thải nhà kính gây ra trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Năm 2021, các công trình đổi mới sáng tạo vì khí hậu đã xuất hiện khắp nơi trên thế giới, mang lại nhiều hứa hẹn cho cuộc chiến ứng phó biến đổi khí hậu cũng như những tác động tiêu cực mà nó đã và đang gây ra trên phạm vi toàn cầu.
Chính phủ Australia ngày 19/11 đã công bố kế hoạch thúc đẩy phát triển nhiên liệu sinh học để giúp đất nước đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, năng lượng sinh học sẽ đóng góp khoảng 10 tỷ AUD (tương đương 7 tỷ USD) vào nền kinh tế của “xứ sở chuột túi”.
Phát biểu ý kiến tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Narendra Modi đã nêu lập trường chính thức của New Delhi về chương trình nghị sự hành động khí hậu. Theo đó, nền kinh tế nước này sẽ đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2070.
Ngày 3/11, tại phiên họp các nhà lãnh đạo thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đang diễn ra tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), Thủ tướng Thái Lan, Prayut Chan-o-cha tuyên bố Thái Lan sẽ quyết liệt hơn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và đặt mục tiêu sẽ ngừng phát thải khí nhà kính trước năm 2065.
Theo báo cáo kết quả làm việc của COP26 ngày 2/11 đăng trên website chính thức của hội nghị này, các cam kết tại COP26 đã tập trung vào những hành động thiết thực để hạn chế nhiệt độ Trái đất tăng, hỗ trợ các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SID) và châu Phi thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ngày 1/11 tại Glasgow, xứ Scotland, Vương quốc Anh, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị lần này trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trước thềm Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Anh từ 31/10 đến 12/11, chuyên đề “Những bước dịch chuyển của thế giới nhằm chống biến đổi khí hậu” đưa ra cái nhìn toàn cảnh về những nỗ lực của thế giới kiềm chế khí hậu nóng lên, vì sức khỏe của bà mẹ Trái đất, vì tương lai của sự sống trên toàn hành tinh.
Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) khai mạc cuối tuần này. Các nước đang nỗ lực chạy đua cùng thời gian để tận dụng tốt nhất cơ hội lớn này, để đạt bước tiến đột phá giúp bảo vệ hành tinh trước tình trạng biến đổi khí hậu.
Hàng loạt quốc gia trên thế giới đã đưa ra những cam kết quan trọng để cắt giảm đáng kể lượng phát thải carbon, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 trong những năm sắp tới.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết, hầu hết các nước thành viên đã nhất trí ngừng cung cấp tín dụng xuất khẩu cho các nhà máy nhiệt điện than. Theo thông tin từ OECD, các quốc gia ủng hộ quyết định trên gồm Australia, Anh, Canada, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.