Triển vọng từ các công trình đổi mới sáng tạo vì khí hậu năm 2021

NDO -

Năm 2021, các công trình đổi mới sáng tạo vì khí hậu đã xuất hiện khắp nơi trên thế giới, mang lại nhiều hứa hẹn cho cuộc chiến ứng phó biến đổi khí hậu cũng như những tác động tiêu cực mà nó đã và đang gây ra trên phạm vi toàn cầu.

Một dự án điện mặt trời tại Thụy Sĩ. (Ảnh: Reuters)
Một dự án điện mặt trời tại Thụy Sĩ. (Ảnh: Reuters)

Dưới đây, Reuters điểm lại một số dự án triển vọng trong năm vừa qua.

Nhà máy thu khí CO2 từ không khí lớn nhất thế giới đi vào hoạt động

Triển vọng từ các công trình đổi mới sáng tạo vì khí hậu năm 2021 -0
 Nhà máy Orca có công suất xử lý lên đến 4.000 tấn CO2 mỗi năm. (Ảnh: Climeworks)

Ngày 8/9, nhà máy thu khí CO2 trực tiếp từ không khí lớn nhất thế giới đã chính thức đi vào hoạt động tại Iceland, với công suất lên đến 4.000 tấn CO2 mỗi năm, tương đương với lượng khí thải hằng năm từ khoảng 790 ô-tô.

Nhà máy Orca là dự án hợp tác giữa Climeworks AG, một công ty khởi nghiệp Thụy Sĩ chuyên về thu giữ CO2 từ không khí, và công ty lưu trữ carbon Carbfix của Iceland, hoạt động theo cơ chế tách CO2 trực tiếp từ không khí và chôn khí thải vào trong lòng đất. Lượng CO2 này sau một thời gian sẽ từ từ chuyển hóa thành đá.

Lọc khí thải trực tiếp từ không khí là một trong số ít công nghệ tách CO2 từ khí quyển và được các nhà khoa học cho là đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế tình trạng ấm lên toàn cầu - nguyên nhân gây ra các đợt nắng nóng, cháy rừng, lũ lụt và tình trạng nước biển dâng.

Mặc dù công nghệ này vẫn còn khá non trẻ và tốn kém, song các nhà phát triển hy vọng sẽ giảm giá thành của nó bằng cách mở rộng quy mô áp dụng khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng hướng tới việc giảm lượng khí thải carbon.

Thụy Sĩ khởi công xây dựng nhà máy điện mặt trời đầu tiên trên núi cao

Triển vọng từ các công trình đổi mới sáng tạo vì khí hậu năm 2021 -0

Một chiếc trực thăng bay ngang qua địa điểm xây dựng hệ thống quang điện quy mô lớn của Tập đoàn năng lượng Axpo ở độ cao 2.500m so với mực nước biển ngày 19/8. (Nguồn: Reuters)

Nhà máy điện mặt trời lớn nhất Thụy Sĩ đã được khởi công xây dựng tại một đập nước cao 2.500m trên núi Alps nhằm giúp đất nước nhỏ bé này sản xuất năng lượng tái tạo quanh năm.

Với công suất 2,2 megawatt, dự án do tập đoàn năng lượng Axpo của Thụy Sĩ và đối tác IWB đầu tư được đánh giá mang nhiều ý nghĩa về mặt môi trường. Đây là một phần trong kế hoạch của Thụy Sĩ nhằm bù đắp sản lượng điện thiếu hụt khi từ bỏ năng lượng hạt nhân, đồng thời phục vụ mục tiêu trung hòa khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước năm 2050.

Khi hoàn thành, nhà máy Muttsee sẽ là nhà máy điện mặt trời trên núi lớn nhất Thụy Sĩ, với gần 5.000 tấm pin mặt trời, công suất khoảng 3,3 triệu kwh/năm.

Thái Lan hoàn thành một trong những dự án điện mặt trời lớn nhất thế giới

Triển vọng từ các công trình đổi mới sáng tạo vì khí hậu năm 2021 -0
Dự án điện mặt trời nổi ở tỉnh Ubon Ratchathani, Thái Lan gồm 144.417 tấm pin năng lượng mặt trời, được lắp đặt trên diện tích mặt nước 121 ha. (Ảnh: Reuters) 

Thái Lan đã hoàn tất việc triển khai xây dựng khu trang trại điện mặt trời nổi ở tỉnh Ubon Ratchathani, tiến thêm một bước trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, giảm phụ thuộc các nguồn nhiên liệu hóa thạch.

Dự án được khởi công xây dựng tháng 11/2020 trên mặt hồ trữ nước của đập thủy điện Sirindhorn ở tỉnh Ubon Ratchathani, khu vực đông bắc Thái Lan.

Được đánh giá là một trong những dự án phát điện hỗn hợp thủy điện - điện mặt trời lớn nhất thế giới, khu trang trại điện mặt trời này bao gồm 7 cụm điện mặt trời với 144.417 tấm pin năng lượng mặt trời, được xây dựng trên một diện tích mặt nước lên tới 121 ha.

Theo Kế hoạch phát triển năng lượng mới nhất mà chính phủ Thái Lan đưa ra, nước này đặt mục tiêu sản lượng điện từ các nguồn năng lượng sạch đạt ít nhất 35% tổng sản lượng điện trên cả nước vào năm 2037.

Thụy Điển xuất xưởng lô “thép xanh” đầu tiên trên thế giới

Triển vọng từ các công trình đổi mới sáng tạo vì khí hậu năm 2021 -0
Loại thép này được sản xuất mà không cần sử dụng nhiên liệu hóa thạch. (Ảnh: Reuters) 

Tháng 8/2021, công ty khởi nghiệp HYBRIT của Thụy Điển thông báo đã chính thức giao lô hàng “thép xanh” đầu tiên trên thế giới. Loại thép này được sản xuất mà không cần sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Đây có thể coi là một dấu mốc quan trọng hướng tới “cách mạng hóa” một ngành công nghiệp chịu trách nhiệm cho khoảng 8% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

HYBRIT cho biết lô hàng được giao cho nhà sản xuất xe tải Thụy Điển Volvo AB như một đợt thử nghiệm trước khi thương mại hóa hoàn toàn vào năm 2026.

Bước dịch chuyển của thế giới nhằm chống biến đổi khí hậu