Du khách thưởng thức đặc sản địa phương tại lễ hội Gầu Tào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. (Ảnh: Tiểu Phương)

Tránh sao chép, đánh mất bản sắc trong phát triển du lịch văn hóa

Đất nước Việt Nam nói chung và các vùng núi cao nói riêng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa. Tuy nhiên, để phát huy lợi thế này thì điều cốt lõi là phải giữ được bản sắc, tránh ăn xổi, sao chép, lạm dụng dàn dựng và sân khấu hóa,... sẽ gây tác dụng phản cảm và không lâu bền.
Phối cảnh Khu di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị Vua triều Lý ( thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh).

Số hóa di sản-bảo tồn và kết nối du lịch

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã đón khoảng 1,5 triệu lượt khách du lịch, với tổng doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng. Kết quả này cho thấy định hướng phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả, trong đó việc ứng dụng công nghệ, số hóa các di tích giữ vai trò không nhỏ.
Anh Nguyễn Thanh Tùng chăm chút từng góc nhỏ trong công trình “Cố đô Huế thu nhỏ”.

Mang Huế về giữa sân nhà

Hơn 20 năm trước, khi vừa từ Australia trở về, anh Nguyễn Thanh Tùng (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) quyết định bắt tay thực hiện ước mơ ấp ủ suốt thời niên thiếu: Tái hiện “Cố đô Huế thu nhỏ” ngay khuôn viên nhà mình để mẹ vơi bớt nỗi nhớ quê. Sau bảy năm miệt mài, anh mở cửa đón tất cả mọi người ghé thăm.
Hà Nội cần có cơ chế đặc thù để thúc đẩy công nghiệp văn hóa. Trong ảnh: Vở diễn thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ.

Khẳng định vị thế trung tâm văn hóa, giáo dục hàng đầu của cả nước

Những năm gần đây, Hà Nội coi văn hóa là nguồn lực quan trọng. Bên cạnh đó, thành phố thúc đẩy giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, để văn hóa, giáo dục Thủ đô phát triển xứng tầm với vị thế, tiềm năng, cần những hành lang pháp lý mới, trong đó Luật Thủ đô phải có những thay đổi.
Hoạt động tái hiện các nghi lễ cung đình tại Hoàng thành Thăng Long thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu và khách du lịch.

Công nghiệp văn hóa - động lực xây dựng Thủ đô văn hiến và hiện đại

Thực hiện chủ trương của Ðảng về phát triển công nghiệp văn hóa, Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ; cụ thể hóa Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ lần thứ 17 nhiệm kỳ 2020-2025, tháng 2/2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045” (Nghị quyết số 09-NQ/TU).
Làm bánh phu thê Ðình Bảng (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh).

Xây dựng sản phẩm OCOP về du lịch ở Bắc Ninh

Trong quá trình triển khai chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), tỉnh Bắc Ninh xác định OCOP du lịch là hướng đi quan trọng, có nhiều tiềm năng, lợi thế. Những năm qua, địa phương tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm xây dựng các sản phẩm OCOP trở thành nguồn lực phát triển du lịch của địa phương.
Sáng tạo trong du lịch văn hóa ở Chỉ Giang, Trung Quốc

Sáng tạo trong du lịch văn hóa ở Chỉ Giang, Trung Quốc

Du lịch văn hóa không chỉ đơn thuần là khai thác các giá trị, di sản văn hóa vào phát triển kinh tế du lịch, mà liên kết phát triển cả du lịch và văn hóa, lấy văn hóa thúc đẩy du lịch, lấy du lịch nâng tầm văn hóa, không ngừng sáng tạo trong thiết kế các điểm nhấn thu hút du khách, là cách làm của huyện Chỉ Giang, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, địa phương phát triển chủ yếu dựa vào “ngành công nghiệp không khói”.
Du khách trải nghiệm văn hoá dân tộc Mông tại Không gian Văn hoá trà Suối Giàng. (Ảnh: Báo Yên Bái)

Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển kinh tế

Có thể thấy, từ chủ trương của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Yên Bái trong bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn với tăng trưởng kinh tế không chỉ giúp tăng thêm nguồn thu ngân sách cho tỉnh, cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần của nhân dân, mà còn bảo đảm việc bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh được bền vững. Tuy nhiên, quá trình này ở Yên Bái đang đặt ra những yêu cầu cần tiếp tục giải quyết.
Du khách nghe giới thiệu về khu rừng trúc trong Khu du lịch Bản Ven, Bắc Giang (Ảnh: TRANG LINH)

Ra mắt sản phẩm du lịch chuyên sâu: Tuyến du lịch văn hóa Hà Nội - Bắc Giang

“Sự kiện Bắc Giang ngày hôm nay (16/3) mở tuyến du lịch văn hóa Hà Nội - Bắc Giang ngay sau Hội nghị Du lịch toàn quốc ngày 15/3 là một nội dung rất ý nghĩa, một hoạt động thể hiện được ý chí, sự quyết tâm của toàn tỉnh nói chung và ngành du lịch của tỉnh nói riêng trong việc đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển, tạo thành công mới để đưa du lịch Bắc Giang lên một tầm cao mới trong bản đồ du lịch của cả nước”.
Hình ảnh mô phỏng chùa Diên Hựu (Chùa Một Cột) bằng công nghệ thực tế ảo.

Nâng tầm thương hiệu du lịch văn hóa

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Đề án xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa từ cuối năm 2020. Đối với Việt Nam, du lịch văn hóa từ lâu đã là dòng sản phẩm du lịch cơ bản. Tuy nhiên, để định vị và nâng tầm được thương hiệu cho du lịch văn hóa, còn nhiều việc phải làm, nhất là trong bối cảnh ngành du lịch đang chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng dịch Covid-19.