Đồng chí Lê Thành Đô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên động viên nhân dân huyện Điện Biên Đông tích cực tham gia các dự án trồng mắc-ca, xóa đói giảm nghèo.
Đồng chí Lê Thành Đô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên động viên nhân dân huyện Điện Biên Đông tích cực tham gia các dự án trồng mắc-ca, xóa đói giảm nghèo.

Điện Biên nỗ lực thực hiện giảm nghèo

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Điện Biên đã giảm 8,33% so năm 2021 (giảm từ 30,35% xuống còn 26,57%). Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo các huyện nghèo giảm trên 5,5%; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm hơn 5%. 

Chú trọng tuyên truyền ý nghĩa giảm nghèo

Đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, cho biết, Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới với 82,62% dân số trong tỉnh là đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống của bà con còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Điện Biên luôn xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm hệ thống chính trị về giảm nghèo.

Giai đoạn 2021-2025, Điện Biên phấn đấu mỗi năm giảm từ 4% trở lên tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều; trong đó, các huyện nghèo giảm trung bình từ 5,5% trở lên; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân từ 5% trở lên.

Năm 2025, tỉnh có 2 huyện thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 18,9%.

Do vậy, bắt tay thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ 14, nhiệm kỳ 2020-2025, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã nhất quán với chỉ đạo: các cấp, các ngành và mỗi cán bộ, công chức phải vào cuộc thực hiện tốt các chương trình, dự án giảm nghèo, tạo sinh kế ổn định cho người nghèo và đồng bào ở vùng sâu biên giới.

Giai đoạn 2021-2025, Điện Biên phấn đấu mỗi năm giảm từ 4% trở lên tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều; trong đó, các huyện nghèo giảm trung bình từ 5,5% trở lên; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân từ 5% trở lên.

Năm 2025, tỉnh có 2 huyện thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 18,9%.

Theo tinh thần đó, ngay khi bắt đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 24/2021/QH15 của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan của Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành 9 văn bản quy phạm pháp luật cụ thể để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Để việc chỉ đạo thực hiện các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được xuyên suốt, thống nhất, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 gồm 38 thành viên; trong đó, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Ở cấp huyện, 10/10 huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Trưởng Ban chỉ đạo. Việc xây dựng quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo được cụ thể phụ trách từng địa bàn.

Tương tự với cấp xã cũng thành lập Ban Quản lý thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Trưởng ban, có quy chế hoạt động, phân giao nhiệm vụ cụ thể từng thành viên, tổ chức đoàn thể phụ trách, giúp đỡ từng thôn, bản.

Điện Biên nỗ lực thực hiện giảm nghèo ảnh 1

Điện Biên ngày càng có nhiều sản phẩm nông nghiệp được công nhận sản phẩm OCOP được người tiêu dùng ưa chuộng.

Đến cuối tháng 6/2023, Điện Biên đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và văn bản quy định, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương. Qua đó, các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương có căn cứ tổ chức triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tại cơ sở đặc biệt là tại 7 huyện nghèo Quyết định 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, cấp ủy, chính quyền các huyện nghèo đặc biệt chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân về công tác giảm nghèo bền vững; lựa chọn nội dung thông tin, tuyên truyền phù hợp nhận thức, tập quán của bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số từ đó giúp bà con nâng cao ý thức, nhận thức và khơi dậy ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo.

Huyện nghèo linh hoạt giải pháp thực hiện

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Điện Biên, cho biết, triển khai thực hiện các chương trình giảm nghèo 7 huyện thuộc nhóm huyện nghèo được Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt tại Quyết định 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022, gồm: Điện Biên Đông, Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ đã tăng cường huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, nhất là vốn Chương trình giảm nghèo bền vững để hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân.

Điện Biên nỗ lực thực hiện giảm nghèo ảnh 2

Nông dân Điện Biên thu hoạch lúa mùa.

Là 1 trong 7 huyện nghèo theo Quyết định 353 của Thủ tướng Chính phủ, song với Tủa Chùa, công tác giảm nghèo có nhiều khó khăn đặc thù: địa bàn rộng, dân cư rải rác, còn một bộ phận người dân nặng tâm lý trông chờ sự hỗ trợ; đời sống nhân dân phụ thuộc chính là sản xuất nông, lâm nghiệp nhưng năng suất, giá trị sản xuất rất thấp...

Sau hơn 2 năm triển khai, Tủa Chùa đã có nhiều mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, đem lại nguồn thu ổn định cho nông dân, như: mô hình khoai sọ tại xã Trung Thu; mô hình liên kết phát triển chè tại Sính Phình, Tả Phình, Sín Chải; mô hình nuôi vịt bầu tại xã Mường Đun; ngô ở Tủa Thàng. Với nguồn thu trung bình 50 triệu đồng/mô hình/ha, đến nay các mô hình đều được nhân rộng hiệu quả.

Ông Lường Tuấn Anh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tủa Chùa

Do vậy, khi triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ giảm nghèo giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân huyện Tủa Chùa đã căn cứ kết quả rà soát, nhận diện nguyên nhân nghèo của từng xã để có cơ sở ưu tiên nguồn lực thực hiện các mô hình phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp, tận dụng tối đa lợi thế đất, đất rừng và nguồn lao động tại địa phương.

Ông Lường Tuấn Anh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tủa Chùa, cho biết, sau hơn 2 năm triển khai, Tủa Chùa đã có nhiều mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, đem lại nguồn thu ổn định cho nông dân, như: mô hình khoai sọ tại xã Trung Thu; mô hình liên kết phát triển chè tại Sính Phình, Tả Phình, Sín Chải; mô hình nuôi vịt bầu tại xã Mường Đun; ngô ở Tủa Thàng. Với nguồn thu trung bình 50 triệu đồng/mô hình/ha, đến nay các mô hình đều được nhân rộng hiệu quả.

Kết quả đó đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các xã: Trung Thu, Tả Phình, Sín Chải, Tủa Thàng nói riêng và toàn huyện Tủa Chùa nói chung; từ đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Tủa Chùa đã giảm rất nhiều, hiện chỉ còn 40,72%.

Cũng là huyện nằm trong nhóm các huyện nghèo với nhiều khó khăn, Mường Ảng đã chọn giải pháp hỗ trợ giảm nghèo bằng việc ưu tiên nguồn lực, kêu gọi thu hút đầu tư.

Ông Tô Trọng Thiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mường Ảng, cho biết, từ năm 2022 đến nay, Mường Ảng đã huy động hơn 178 tỷ đồng triển khai 35 mô hình hỗ trợ sản xuất cộng đồng về trồng trọt, chăn nuôi gắn với quy hoạch phát triển sản xuất phù hợp từng địa bàn, với gần 1.000 người tham gia.

Cùng với đó, Mường Ảng còn triển khai thực hiện gần 20 công trình, dự án dân sinh, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Các vấn đề y tế, giáo dục, lao động, việc làm... được quan tâm thực hiện có hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo của Mường Ảng giảm còn 38,06%.

Điện Biên nỗ lực thực hiện giảm nghèo ảnh 3

Nhờ chuyên tâm trồng, chăm sóc cây cà-phê, toàn huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) đã có hàng nghìn gia đình vươn lên làm giàu.

Mường Nhé là huyện khó khăn nhất trong số 7 huyện nghèo của Điện Biên, do vậy triển khai chương trình, Ủy ban nhân dân huyện sát sao chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo, cụ thể như: chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo về y tế, giáo dục, dạy nghề, nhà ở, giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn…

Cùng với đó, huyện thường xuyên chỉ đạo các phòng, ban và Ủy ban nhân dân cấp xã phải chủ động phối hợp lồng ghép nguồn vốn đầu tư từ các chương trình dự án hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt hiệu quả.

Đến cuối tháng 6/2023, toàn huyện có 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 33,81%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng phù hợp; 91,7% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 75% các gia đình sinh sống trên địa bàn huyện được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức sản phẩm truyền thông…

Nhiều kết quả nổi bật

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên, cho biết thêm, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đến nay, 100% huyện nghèo của Điện Biên đều được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh. Từ năm 2022 đến nay, từ nguồn vốn chương trình, Điện Biên đã phân bổ thực hiện 119 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông.

Riêng thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, từ năm 2022 đến nay, các huyện nghèo được phân bổ hơn 119 tỷ đồng để thực hiện; hơn 47 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất…

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đến nay, 100% huyện nghèo của Điện Biên đều được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh. Từ năm 2022 đến nay, từ nguồn vốn chương trình, Điện Biên đã phân bổ thực hiện 119 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên

Trong công tác hỗ trợ lao động, có khoảng 13,8% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất; đào tạo việc làm cho hơn 9 nghìn lao động và giải quyết việc làm cho gần 11 nghìn lao động.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh Điện Biên đã giảm 8,33% tỷ lệ hộ nghèo so năm 2021 (giảm từ 30,35% xuống còn 26,57%). Trong đó, tỷ lệ giảm hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số đạt trên 5%.

Nhờ hiệu quả các chương trình, chính sách, dự án đặc thù đã tạo động lực cần thiết để người nghèo vươn lên thoát nghèo. Công tác giảm nghèo được triển khai gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án khác đã mang lại hiệu quả.

Điện Biên nỗ lực thực hiện giảm nghèo ảnh 4

Mô hình trồng sâm dưới tán rừng tại huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) dần khẳng định hiệu quả, thu hút nhiều tỉnh bạn tham quan, học tập.

Do vậy, trong 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Điện Biên đã giảm 8,33% so năm 2021 (giảm từ 30,35% xuống còn 26,57%). Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo các huyện nghèo giảm trên 5,5%; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm hơn 5%.

100% các huyện nghèo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản.

Đánh giá cao kết quả triển khai chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, đồng chí Lê Thành Đô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, cho rằng, giai đoạn 2021-2023 là những năm đầu giai đoạn thực hiện Chương trình, song với quyết tâm cao, tỉnh Điện Biên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác giảm nghèo và chính sách an sinh xã hội tập trung hoàn thành cơ bản cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản chỉ đạo, quản lý tổ chức thực hiện Chương trình.

Công tác xây dựng kế hoạch, phân bổ nguồn vốn thực hiện đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 và Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Chính phủ. Công tác tuyên truyền các nội dung, chính sách của Chương trình được thực hiện trọng tâm, hiệu quả, do đó phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội.

Cùng sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của hộ nghèo, các đối tượng yếu thế, tỷ lệ hộ nghèo tại Điện Biên đã giảm rõ rệt. Trong giai đoạn 2021-2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,55% (đạt và vượt mục tiêu đề ra). Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh và giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

back to top