Nông dân Điện Biên thu hoạch lúa mùa. (Ảnh: Lê Lan)

Quyết liệt trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Từ nay đến cuối năm 2023 và hết giai đoạn 2021-2025, các bộ, cơ quan, địa phương nghiêm túc hơn nữa, quyết liệt hơn nữa với quyết tâm chính trị cao nhất, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Đồng chí Lê Thành Đô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên cùng các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy Điện Biên Đông trao quà, động viên hộ nghèo xã Pú Nhi cố gắng hoàn thiện nhà ở từ nguồn hỗ trợ trong thời gian nhanh nhất.

Huy động nguồn lực giúp người dân Tây Bắc làm nhà ở

Từ nguồn vốn xã hội hóa, nguồn ủng hộ, hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương và sự vào cuộc của nhân dân, từ năm 2020 đến nay, ba tỉnh trong khu vực Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên đã hỗ trợ 11.360 hộ nghèo làm mới, sửa chữa nhà ở với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 627,8 tỷ đồng. Nhờ đó, người nghèo các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc đã có nhà ở vững chắc; có thêm niềm tin, động lực vươn lên.
Mô hình trồng dưa hữu cơ ở xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, Quảng Ninh. (Ảnh: Quang Thọ)

Hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

Sổ tay hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo đã được ban hành. Cẩm nang nhằm hướng dẫn về quy trình và cách thức tổ chức thực hiện dự án cho cán bộ quản lý, tổ chức thực hiện ở các cấp , thuộc cơ quan chủ chương trình và các cơ quan, đơn vị chủ trì, thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Ảnh: nhandan.vn

Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023

Các địa phương phấn đấu giải ngân 100% số vốn được giao trong năm 2023 và số vốn năm 2022 được kéo dài thời hạn giải ngân sang năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2023. Đồng thời, nghiên cứu đổi mới cách thức triển khai Chương trình theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các đơn vị, thiết kế quy trình, thủ tục thông thoáng phù hợp điều kiện thực tiễn và đặc thù của tỉnh theo quy định.
Hướng dẫn người dân bản Tà Han, xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn, trồng ngô năng suất cao. (Ảnh: Trần Hải)

Nhiều địa phương ban hành chuẩn nghèo đa chiều cao hơn chuẩn nghèo quốc gia

Tới hết tháng 3 năm nay, có 8 địa phương đã ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 cao hơn chuẩn nghèo đa chiều quốc gia. Việc áp dụng chuẩn nghèo riêng hướng tới mức thu nhập cao hơn mức thu nhập quy định tại chuẩn nghèo của Chính phủ, phù hợp điều kiện kinh tế-xã hội của từng địa phương và mức sống của người dân.
Ảnh: nhandan.vn.

Sửa đổi hướng dẫn về dạy nghề, giải quyết việc làm thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 đang được lấy ý kiến.
Thu hoạch chè shan tại xã Gia Hội, huyện Văn Chấn. (Ảnh: Thanh Sơn)

Sửa đổi, bổ sung hướng dẫn đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo từ 1/6

Từ ngày 1/6, quy định sửa đổi, bổ sung hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có hiệu lực.
Đắk Nông đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của địa phương từ 3% trở lên trong năm 2023. (Ảnh: HƯNG HOÀN)

Triển khai hỗ trợ việc làm bền vững trong chương trình giảm nghèo còn chậm

Sau một năm triển khai, việc ban hành các văn bản hướng dẫn cũng như phân bổ vốn cho thực hiện Tiểu dự án 3 về hỗ trợ việc làm bền vững của Dự án 4 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững còn chậm. Từ đó, dẫn đến khó khăn trong thực hiện các hoạt động có liên quan, nhất là đối với các địa phương.
Hướng dẫn người dân bản Tà Han, xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn, trồng ngô năng suất cao. (Ảnh: Trần Hải)

Gắn kết đào tạo nghề với tạo việc làm trong giảm nghèo bền vững

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, nội dung “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững” được thiết kế thành một dự án riêng, có mục tiêu, lộ trình và các chỉ tiêu cụ thể. Qua đó, hướng tới hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững.
Giảm nghèo bao trùm, ưu tiên vùng lõi

Giảm nghèo bao trùm, ưu tiên vùng lõi

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 thực hiện chiến lược tập trung đầu tư vào con người, trực tiếp là đầu tư, nâng cao năng lực người nghèo; xác định rõ nguyên nhân nghèo để giải quyết căn cơ, triệt để những vấn đề của người nghèo, vùng lõi nghèo. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, công tác giảm nghèo cần triển khai những nội dung chủ yếu nào để góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững. Phóng viên Báo Nhân Dân có cuộc trao đổi với ông Tô Đức, Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) về nội dung này.

Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 24/2021/QH15 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 1705/QĐ-TTg ngày 12/10 ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.