Khu kinh tế trọng điểm huyện Bát Xát và Mường Khương tỉnh Lào Cai chủ yếu là người đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì…đời sống kinh tế vẫn còn khó khăn. Thấu hiểu hoàn cảnh của người dân, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đội Sản xuất và Xây dựng cơ sở chính trị số 1, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 345, Quân khu 2 đã dành nhiều trách nhiệm, tình cảm giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Theo kế hoạch của Chính phủ, đến cuối năm 2025 sẽ hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và đến thời điểm này nhiều tỉnh, thành phố đã hoàn thành. Tuy nhiên, làm cách nào để người dân sống trong những ngôi nhà mới thật sự có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc vươn lên thoát nghèo bền vững vẫn là nỗi trăn trở của các cấp, các ngành và địa phương.
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới
Thực tế công tác giảm nghèo cho thấy, việc quan trọng nhất là trao “cần câu”, tạo nguồn sinh kế hiệu quả để người dân có điểm tựa vươn lên thoát nghèo bền vững và khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo của người dân.
Sáng 24/3, Ban chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa 17 về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025” tổ chức tổng kết, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
Hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh của tỉnh Khánh Hòa đã được công nhận thoát nghèo năm 2025. Đồng thời, 2 xã xã Vạn Thạnh ( thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa ) và xã Lộc Bình ( thuộc huyện Phú Lộc, thành phố Huế) cũng được công nhận thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn năm 2024 .
Nhận thức rõ Lào Cai là tỉnh biên giới có vị trí chiến lược rất quan trọng, những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai không chỉ triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ mà còn tích cực chủ động tham mưu các cấp chính quyền, cấp ngành ưu tiên dành nguồn vốn địa phương uỷ thác xây dựng các chính sách tín dụng đặc thù, làm động lực thúc đẩy những lợi thế riêng có, gia tăng sức mạnh nội sinh để Lào Cai phát triển bền vững.
Sáng 18/2, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Quảng Ngãi khóa 20, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức hội nghị xem xét, cho ý kiến các đề án hợp nhất, thành lập các sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
Theo báo cáo cập nhật các địa phương của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đến đầu tháng 2/2025 đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 100.637 căn. Từ nay đến cuối năm 2025, cả nước còn khoảng 230.000 căn nhà tạm, nhà dột nát cần phải tập trung xây dựng, sửa chữa…
Theo công bố của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tỷ lệ nghèo đa chiều chung toàn quốc năm 2024 là 4,06%, giảm 1,65% so với năm 2023. Cả nước còn hơn 1,2 triệu hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Chương trình mục tiêu quốc gia (giai đoạn 2021-2030) khu vực phía nam đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương. Nguồn lực, chính sách của chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh, như: kết nối đường giao thông, các công trình tưới tiêu phục vụ sản xuất, công trình tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, sinh hoạt văn hóa.
Ngày 16/1, Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ phát động ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Lễ phát động được tổ chức bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu của tỉnh đến điểm cầu 7 huyện, thành phố và 137 xã phường, thị trấn với sự tham dự của hơn 10.200 đại biểu.
Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030, trong năm 2024, cả nước tiếp tục duy trì tỷ lệ nghèo đa chiều giảm hơn 1%, đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận một huyện thoát nghèo và 17 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn…
Tỉnh biên giới Tây Ninh có 21 dân tộc thiểu số với 20.835 người, chiếm 1,77% số dân. Trong đó chủ yếu là các dân tộc: Khmer, Chăm, Hoa, Tà Mun… phần lớn người dân sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nhỏ lẻ…
Bình Phước là tỉnh có 41 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 20% số dân của tỉnh. Những năm gần đây, Bình Phước ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, bình quân mỗi năm tỉnh giảm hơn 2.000 hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều, trong đó giảm 1.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số.
Những năm qua, tỉnh Quảng Bình xác định việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là xuất khẩu lao động) là một trong những biện pháp hiệu quả tạo thu nhập cao cho người lao động, góp phần giảm nghèo bền vững. Hơn thế, nguồn thu từ xuất khẩu lao động tạo ra nguồn lực quan trọng để đầu tư cho sản xuất, nâng cao mức sống người dân và làm thay đổi diện mạo nông thôn hiện nay.
Ngày 31/12, Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU về một số chủ trương, giải pháp nâng cao đời sống nhân dân tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Từng là điểm nóng của tà đạo Hà Mòn, thực hiện tốt phương châm “Biết sai để sửa, biết thế mạnh để vươn lên”, tận dụng sự giúp đỡ, tiếp sức của cấp ủy, chính quyền và lực lượng vũ trang địa phương, đồng bào dân tộc Ba Na ở làng Kret Krot, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai đã đi từ không đến có, từ đói nghèo vươn lên đầy đủ, no ấm; từ vùng trắng đảng viên đến có chi bộ vững mạnh với chín đảng viên. Đặc biệt, năm 2022, làng Kret Krot được vinh dự đón nhận danh hiệu “Làng văn hóa” của huyện.
Công tác xóa đói, giảm nghèo được xem là một điểm sáng của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Với sự đồng hành của cả hệ thống chính trị, cùng quyết tâm cao của người dân nhiều thôn, xã ở huyện Bình Sơn đã khởi sắc trong phát triển kinh tế-xã hội.
Nhiều năm qua, Đồn Biên phòng Cà Xèng (Quảng Bình) triển khai nhiều mô hình, việc làm cụ thể, thiết giúp đỡ người dân 2 xã Thượng Hóa và Hóa Sơn (huyện Minh Hóa), góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng “thế trận biên phòng toàn dân”, “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc.
Những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã tập trung tổ chức thực hiện các nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 nhằm hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vươn lên, hướng đến mục tiêu giảm nghèo đa chiều, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Ngày 27/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.
Với những kết quả đã đạt được, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.
Vai trò của giáo dục nghề nghiệp đối với giảm nghèo bền vững đã được khẳng định tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Giáo dục nghề nghiệp nhằm giúp người nghèo, hộ nghèo có kiến thức kỹ năng để có việc làm hoặc tự tạo việc làm ổn định, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề, giải quyết việc làm cho lao động ở các vùng quê và giảm nghèo bền vững, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội địa phương.