Ngày 9/12/2013, Thủ tướng chính phủ quyết định xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt cho Di tích lịch sử đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.
Ngày 9/12/2013, Thủ tướng chính phủ quyết định xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt cho Di tích lịch sử đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.

[Ảnh] Về nơi ghi dấu bộ đội Trường Sơn

NDO - Trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, địa danh Hương Đô, Hương Khê (Hà Tĩnh) nơi đặt Chỉ huy Sở Tiền phương - Tổng cục Hậu cần là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia có giá trị lớn trong giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Trong suốt thời gian chiến tranh, nhân dân và chính quyền xã Hương Đô đã nhường nhà của mình cho bộ đội, luôn luôn che chở, đùm bọc, giữ gìn bí mật cho các cơ quan đầu não của 3 bộ tư lệnh từng đóng ở đây.
[Ảnh] Về nơi ghi dấu bộ đội Trường Sơn ảnh 1

Biển chỉ dẫn từ đường Hồ Chí Minh đi vào Khu di tích.

[Ảnh] Về nơi ghi dấu bộ đội Trường Sơn ảnh 2

Xã Hương Đô được lựa chọn nơi đóng Sở Chỉ huy của 3 Bộ Tư lệnh: Tổng cục Hậu cần Tiền phương, Bộ Tư lệnh đoàn 500 và Bộ tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn. Theo hồi ký của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: Ngoài thế trận lòng dân, cái vị thế “địa lợi” của Hương Đô là tạo được sự bất ngờ đối với kẻ địch, bảo đảm được an toàn trong suốt chiến tranh. Trong ảnh: Hầm chỉ huy và nhà làm việc của các Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn trong giai đoạn 1966-1970.

[Ảnh] Về nơi ghi dấu bộ đội Trường Sơn ảnh 3

Thế hệ trẻ tham quan khu di tích.

[Ảnh] Về nơi ghi dấu bộ đội Trường Sơn ảnh 4 [Ảnh] Về nơi ghi dấu bộ đội Trường Sơn ảnh 5

Các hạng mục của khu di tích đang được các bạn đoàn viên thanh niên, học sinh tham gia bảo vệ, chăm sóc.

[Ảnh] Về nơi ghi dấu bộ đội Trường Sơn ảnh 6
Các đường hào giao thông nối liền Sở Chỉ huy và các khu vực liên quan.
[Ảnh] Về nơi ghi dấu bộ đội Trường Sơn ảnh 7
Khu di tích là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, nơi lưu dấu nhiều kỷ vật quan trọng của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và bộ đội Trường Sơn.
[Ảnh] Về nơi ghi dấu bộ đội Trường Sơn ảnh 8

Hiện nay, các bộ phận di tích khác như “Nhà ăn, bếp Hoàng Cầm”, “Trạm thông tin”… cũng được bảo tồn, nằm trong đất của các hộ gia đình địa phương.

[Ảnh] Về nơi ghi dấu bộ đội Trường Sơn ảnh 9

Đây cũng là địa điểm gặp gỡ thường xuyên của các cựu binh Trường Sơn xưa.

back to top