Việc đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp thời gian qua đã đưa nền nông nghiệp nước ta có nhiều bước tiến vượt bậc cả về năng suất và chất lượng. Ðến nay, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hàng đầu một số mặt hàng nông sản như: Gạo, hạt điều, hạt tiêu đen, cà-phê...
Tỉnh Nam Định vừa ban hành 2 văn bản quy định về một số nội dung liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp; văn bản chính thức có hiệu lực từ ngày 15/11/2024, nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên đất đai, thúc đẩy các hoạt động sản xuất nông nghiệp bền vững.
Cũng như nhiều địa phương khác, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu sinh sống ở miền núi, nơi đất rộng, người thưa, nhưng nhiều hộ thiếu đất ở, đất sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khó thoát nghèo bền vững.
Những năm trước, tình trạng xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp xảy ra trên địa bàn thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) diễn ra phức tạp. Để xử lý triệt để tình trạng này, thành phố Tam Điệp đã đề ra nhiều giải pháp giải quyết hiệu quả, góp phần chấn chỉnh công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, kiên quyết “xóa” những công trình xây dựng sai phạm trên đất nông nghiệp, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Sân golf Hill Top Hòa Bình được tỉnh Hòa Bình giao đất chưa đúng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020. Sở Xây dựng cấp phép sai quy định; Sở Tài nguyên và Môi trường chưa thẩm định đất cho thuê. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội-Geleximco làm dự án sân golf tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp sai quy định. Dự án chưa hoàn thiện thủ tục về đất đai, chưa có hồ sơ để xác định nghĩa vụ tài chính… Hàng loạt sai phạm liên quan đến công trình sân golf chưa được xử lý dứt điểm, nhưng chủ đầu tư vẫn kinh doanh từ cuối năm 2019 đến nay.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh". Thực hiện lời dạy của Người, Đảng ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với các chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn hướng tới "Xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam phát triển toàn diện, văn minh, tự chủ, tự lực, tự cường và có ý chí, khát vọng vươn lên; có trình độ và năng lực tổ chức sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo".[1]
Thời gian qua, nhiều hộ gia đình được giao đất sản xuất nông nghiệp của Trạm thực nghiệm Văn Giang thuộc Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thắc mắc việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đường vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội đi qua cánh đồng của Trạm thực nghiệm Văn Giang và đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên quan tâm, tháo gỡ vướng mắc để các hộ chuyển đổi nghề, ổn định cuộc sống.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh. Trong chiến lược phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2030, thành phố đặt mục tiêu xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ điển hình để nhân rộng ra toàn địa bàn.
Ngày 8/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai xác nhận, sau khi chủ trì kiểm tra đã phát hiện nhiều vi phạm ở dự án cải tạo đất nông nghiệp phục vụ thi công dự án đường cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây tại xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc.
Chiều 25/5, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp báo công bố Quyết định số 876/QĐ-UBND ngày 11/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2021-2030.
Sáng 16/4, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh này vừa ban hành Quyết định xử phạt với tổng số tiền 632 triệu đồng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phát triển đô thị Quảng Ngãi về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Công văn số 847/UBND-TNMT về việc tập trung tổ chức thực hiện Chuyên đề 03 của Ủy ban nhân dân thành phố đối với nội dung quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng, đất sử dụng trái mục đích trên địa bàn thành phố.
Thời gian gần đây, nhiều cơ quan báo chí phát hiện và phản ánh một số công trình, dự án xây dựng trái phép ở các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Trong 2 năm 2020, 2021, tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã xảy ra nhiều sai phạm về công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đối với đất nông nghiệp và xử lý vi phạm hành chính về đất đai.
Ngày 21/2, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị Nguyễn Văn Giảng tổ chức Đoàn kiểm tra thực tế nội dung Báo Nhân Dân phản ánh ngày 14/2 với bài “Chấn chỉnh sai phạm của Công ty TNHH Giáo dục trải nghiệm Trưng Vương Garden” tại thôn Tân Văn, xã Gio An, phát hiện thêm một khu vực gần đó bị ông Bùi Mạnh Dũng, sinh năm 1968 xây dựng công trình trái phép trên đất rừng.
Liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Hồng Sơn, ở tổ 5, phường Nghĩa Chánh (thành phố Quảng Ngãi) ngang nhiên xây một phần biệt phủ trái phép trên đất lúa và đất do Nhà nước quản lý tại phường Chánh Lộ (thành phố Quảng Ngãi), Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi vừa ban hành Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ khẩn trương, tập trung thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo UBND thành phố; báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 20/1/2023; đồng thời có văn bản thông tin kết quả giải quyết đến các cơ quan chuyển đơn.
Trong những năm qua, tình trạng xây dựng các công trình trái phép trên đất nông nghiệp diễn ra ở nhiều nơi trong thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) khiến đất nông nghiệp bị sử dụng sai mục đích, biến dạng và ngày càng thu hẹp. Vấn đề đang được các cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm để ngăn chặn tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
Báo Nhân Dân nhận được công văn số 235/UBND, ngày 26/10/2022 của UBND xã Đông La, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội, trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Hòa, trú tại Xóm 1, thôn Đông Lao, xã Đông La, tố cáo một số sai phạm của chính quyền thôn Đông Lao và xã Đông La trong việc bao che, tiếp tay cho vi phạm lấn chiếm đất công tại khu Bãi Chợ xóm 5, thôn Đông Lao, xã Đông La.
Để phát triển thị trường hữu cơ tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, việc xây dựng “lòng tin” đối với người tiêu dùng là rất quan trọng. Điều này cần cả quá trình với sự nỗ lực từ nhiều bên, từ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, hệ thống phân phối và chính người tiêu dùng.
Chiều 10/5, Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban nhân dân phường Thành Nhất, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Thân Thị Thu Hằng cho biết, Ủy ban nhân dân phường Thành Nhất phối hợp các phòng, ban, đơn vị liên quan của TP Buôn Ma Thuột đã tiến hành cưỡng chế giải tỏa 10 căn nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại hẻm 293/24/1 Nguyễn Thị Định thuộc buôn Ky, phường Thành Nhất.
Chuyển đổi trái phép hàng nghìn m2 đất nông nghiệp trồng lúa, tự ý xây dựng hệ thống móng giằng, hoàn thành việc đổ đất san lấp hàng nghìn m2 trên đất nông nghiệp trong thời gian dài, nhưng chính quyền xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An) không hề hay biết. Đúng là chuyện lạ ở xã Thanh Mai.
Ngày 17-2, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn (NN-PTNT) do Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan dẫn đầu đã đến khảo sát công trình Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé. Đây là một hệ thống thủy lợi có quy mô hoành tránh, có vốn đầu tư lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và được kỳ vọng tạo ra một nền tảng sản xuất vững chắc cho gần 385.000 ha đất nông nghiệp các tỉnh: Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau
Trong sáu tháng đầu năm nay, Lào đã tiến hành phá hủy được 13.454 đơn vị bom mìn, vật nổ, triển khai giải phóng được 966 ha, trong đó, đất nông nghiệp lên tới 965 ha.