Việc phân tích những khó khăn trong quá trình triển khai dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4 mang lại những bài học thực tiễn quan trọng, tạo cơ sở cho các kiến nghị nhằm tháo gỡ các rào cản đối với ngành điện LNG trong tương lai trong quá trình dự thảo Luật Điện lực sửa đổi.
Thời gian gần đây, một số bộ phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước được phổ biến, phát hành đã đón nhận sự ủng hộ, đánh giá rất tốt của dư luận và giới làm phim. Sau “Đào, Phở và Piano”, ngày 27/9 vừa qua, bộ phim “Bà già đi bụi” chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, chính thức công chiếu tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia, nhận được đánh giá cao của giới chuyên môn và truyền thông.
Trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng nhanh từ đầu năm, sau bão số 3 vừa qua, nguy cơ nợ xấu tăng lên tiếp tục hiện hữu khi dư nợ thiệt hại ước tính sơ bộ có thể lên tới hơn 100.000 tỷ đồng. Những yếu tố này càng khiến cho áp lực nợ xấu tại các ngân hàng gia tăng, đòi hỏi phải có thêm hướng tháo gỡ từ cơ chế, chính sách.
Sáng 10/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết 98/2023/NQ15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Ban Chỉ đạo 850) chủ trì Hội nghị Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh về kết quả phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15.
Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 3/7/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn.
Phát huy vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2024 thực hiện các chỉ tiêu tài chính, nhất là đóng góp ngân sách nhà nước vào tăng trưởng phải cao hơn năm 2023.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, những "điểm nghẽn" mà địa phương này gặp phải không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thành phố, mà còn ảnh hưởng đến sức lan tỏa, sự thúc đẩy phát triển các địa phương trong vùng và cả nước.
Bộ Y tế đang nghiên cứu dự thảo hướng dẫn việc người tham gia bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí mua thuốc, vật tư y tế trong phạm vi được hưởng khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảm thuốc, vật tư y tế trong một số trường hợp đặc biệt, bất khả kháng.
Thuốc sản xuất trong nước mới đáp ứng khoảng 46% về mặt giá trị và đạt hơn 70% về sản lượng so với thuốc nhập khẩu. Theo các doanh nghiệp dược, ngành công nghiệp dược Việt Nam có tiềm năng, nhưng thiếu cơ hội bứt phá.
Kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đi lên từ đáy tăng trưởng, song khó khăn, thách thức trước mắt vẫn còn rất nhiều, rất khó tạo được chuyển biến trong ngắn hạn.
Nằm ở vị trí ở trung tâm vùng Tây Nguyên, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để phát triển, đặc biệt là Nghị quyết số 72/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội khóa XV về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Buôn Ma Thuột. Tỉnh Đắk Lắk và thành phố Buôn Ma Thuột đang tận dụng cơ hội lớn này huy động và tập trung các nguồn lực đầu tư khai thác các tiềm năng, lợi thế để phát triển bứt phá xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận 67-KL/TW của Bộ Chính trị.
Thời gian qua, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử, bảo đảm chủ động, khoa học, linh hoạt, thiết thực, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Trong đó, công tác tổ chức các kỳ họp, hoạt động chất vấn, giám sát ngày càng được chú trọng và nâng cao hiệu quả.
Dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54 về thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là nghị quyết mới) sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5). Nếu dự thảo được thông qua, đây sẽ là cơ hội “quý hơn vàng” để Thành phố Hồ Chí Minh bứt phá.
Sáng 12/5, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên chất vấn về việc thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn, để đánh giá kết quả thực hiện, xác định rõ tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và trách nhiệm, từ đó đề ra lộ trình, giải pháp hiệu quả, khả thi trong thời gian tới.
Theo Chương trình kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV vừa qua, Quốc hội dành thời gian dài cho việc thảo luận dự thảo Luật Đất đai sửa đổi mà Chính phủ đã trình lên Quốc hội. Các ý kiến thảo luận đã đề cập khá nhiều vấn đề cốt lõi nhất của Luật Đất đai.
Hệ thống báo Đảng tại các địa phương đang gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, tinh giản biên chế, thiếu hụt nhân lực chất lượng cao để thực hiện chuyển đổi số, đáp ứng với sự đổi mới của báo chí hiện nay.
Sáng 26/10, thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), các đại biểu Quốc hội nêu kiến nghị cần xem xét, cân nhắc kỹ các yếu tố để áp dụng hiệu quả trên thực tế, nhằm phát huy tốt nhất các cơ chế, chính sách đặc thù cho địa phương.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Trần Thắng cho biết, tại hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì ngày 10/8, tỉnh Quảng Bình đã đề nghị một số cơ chế để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng xây dựng cao tốc bắc-nam phía đông.
Chiều 17/5, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc hoạt động giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 54 của Quốc hội ngày 24/11/2017 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ, số lượng đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích của các viện nghiên cứu, trường đại học ở nước ta vẫn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm lực khoa học công nghệ hiện có của các đơn vị này.
Chiều 3/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp làm việc với Thường trực Ủy ban Xã hội và các cơ quan liên quan về việc Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 để thực hiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19.
Chiều 23-6, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 16, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết quy định một số cơ chế chi đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19.
Việt Nam đang hoàn thiện dần các nền tảng kỹ thuật, trang thiết bị kết nối từ xa để triển khai hệ thống khám, chữa bệnh từ xa qua Telemedicine và Telehealth. Bộ Y tế đang xúc tiến hoàn thiện sớm hành lang pháp lý và cơ chế thanh toán thông qua quỹ BHYT.