Mô hình trồng cam hữu cơ của Hợp tác xã Cây ăn quả Bến Quan được góp sức từ nguồn vốn tín dụng chính sách.

Tạo sinh kế, giúp dân giảm nghèo bền vững

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Ðảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Chương trình Hành động số 117-CTHÐ/TU, Chỉ thị số 17-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, triển khai cho vay đến các đối tượng chính sách trên địa bàn. Những chính sách thuận lợi này đã giúp tạo sinh kế bền vững, phù hợp với thực tiễn địa phương, góp phần hiện thực hóa Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội.
Hằng năm, tỉnh Thái Nguyên tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung-cầu lao động để giải quyết việc làm, giảm nghèo cho người dân.

Cần linh hoạt điều chỉnh vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với rất nhiều dự án, tiểu dự án, nội dung đang triển khai. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có một số dự án, tiểu dự án không còn đối tượng hỗ trợ, nhưng vẫn cấp vốn mà không giải ngân được, dẫn đến tồn đọng vốn.
Gia đình chị Dương Thị Hà ở xóm Cầu Cát, xã Nga My, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) được hỗ trợ bò sinh sản từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Giảm nghèo cần thực chất, hiệu quả

Nhiều chủ trương, dự án, đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, gián tiếp hoặc trực tiếp, đều hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo cho người dân. Đối với các dự án, chương trình hỗ trợ giảm nghèo trực tiếp cho người dân, cần thực chất, hiệu quả.
Người dân huyện Mường Nhé chuẩn bị cây quế giống sẵn sàng cho vụ trồng mới.

Khó khăn trong thực hiện mô hình hỗ trợ sản xuất

Ðã gần hết giai đoạn (2021-2025) thực hiện hỗ trợ sản xuất từ các chương trình mục tiêu quốc gia (giảm nghèo bền vững, nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi), vậy nhưng nhiều huyện tại tỉnh Ðiện Biên vẫn loay hoay lựa chọn mô hình hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ sinh kế. Thực tế này làm chậm tiến trình đưa nguồn lực về cơ sở, làm chậm tiến độ giải ngân vốn hỗ trợ sản xuất của tỉnh Ðiện Biên trong khi hộ nghèo, người dân vùng dân tộc thiểu số, biên giới ở cơ sở lại đang rất cần nguồn hỗ trợ từ các chương trình.
Người dân xã Tân An (Chiêm Hóa) phát triển thương hiệu chè sạch Thôm Lòa.

Chiêm Hóa tạo đột phá trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường... là những đột phá mà huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đang triển khai, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 22, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.
Người dân buôn Đức Mùi, xã Ea Trol, huyện Sông Hinh (Phú Yên) vui mừng thu hoạch mùa lúa nước bội thu.

Phú Yên phát triển bền vững miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phú Yên có 3 huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân, giáp ranh với ba tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Bình Định, đời sống người dân trong vùng, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số trước đây còn nhiều khó khăn. Nhờ sự quan tâm kịp thời, các chủ trương, chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, các địa phương đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân… Đến nay, bức tranh kinh tế-xã hội của ba huyện miền núi của Phú Yên ngày càng sống động; đời sống người dân được cải thiện rõ rệt.
Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa 11 tổ chức kỳ họp thứ 23 đã xem xét, quyết định 19 nội dung.

Bình Thuận chi hơn 112 tỷ đồng để xây dựng, sửa chữa 3 trường học

Sáng 20/6, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa 11 tổ chức kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) đã xem xét, quyết định 19 nội dung thuộc các nhóm vấn đề về chủ trương đầu tư; phân bổ, điều chỉnh vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, vốn đầu tư công; cụ thể hóa quy định pháp luật để triển khai thực hiện tại địa phương.
Quang cảnh phiên thảo luận tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

[Ảnh] Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư xây dựng đường cao tốc và Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 17/6, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc bắc-nam phía tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước); điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận.
Quang cảnh phiên thảo luận của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sáng 17/6. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Cân nhắc thời gian áp dụng việc điều chỉnh vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Khẳng định việc điều chỉnh vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là vấn đề rất cần thiết để thực hiện tốt việc lồng ghép, phân bổ vốn thực hiện chương trình, song đại biểu Quốc hội cũng đề nghị cần xem lại thời gian áp dụng cho phù hợp, cũng như bảo đảm việc phân bổ vốn hợp lý.

Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kiểm tra Dự án 8 tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên).

Cần giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em ở Thái Nguyên

Triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhiều chỉ tiêu ở Thái Nguyên đã thực hiện đạt và vượt đến năm 2025. Tuy nhiên, đến nay, có nhiều mô hình không được duy trì, 4 nội dung chưa được triển khai nên có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.
Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều thôn vùng cao ở Hà Giang được đầu tư làm đường bê-tông.

Nguồn lực giúp Hà Giang phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong điều kiện tỉnh miền núi, biên giới đặc biệt khó khăn, Hà Giang xác định nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng để hoàn thiện hạ tầng nông thôn; tạo sinh kế, xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chính quyền xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) cấp bò sinh sản cho hộ nghèo và cận nghèo.

Chính sách thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia còn bất cập

Tháng 1/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua 8 cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc đối với các chương trình mục tiêu quốc gia nên đã thúc đẩy việc triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, vẫn còn có bất cập, chưa phù hợp thực tế làm cơ quan chức năng, người dân băn khoăn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5

Sáng 1/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 nhằm thảo luận tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm, tình hình giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và một số nội dung quan trọng khác. Trong tháng 5, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 66,62 tỷ USD, tăng 9,1% so tháng trước và tăng 22,6% so cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5 ước đạt 32,81 tỷ USD, tăng 5,7% so tháng trước và tăng 15,8% so cùng kỳ năm trước.
Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 8. (Ảnh: DUY LINH)

Cần tiếp tục phân cấp mạnh mẽ cho địa phương tự quyết định

Để đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đại biểu Quốc hội cho rằng cần phải tiếp tục phân cấp mạnh mẽ cho địa phương tự quyết định trong tổng nguồn vốn Trung ương phân bổ cho các nhiệm vụ cụ thể, từng năm cũng như trung hạn 5 năm.
Toàn cảnh phiên họp của Quốc hội sáng 22/5. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện, do đó cần thiết phải đề xuất điều chỉnh một số nội dung tại chủ trương đầu tư chương trình.
Ảnh minh họa: THÀNH ĐẠT

Tăng tốc xây dựng nông thôn mới

Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, các địa phương trong cả nước đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, hạ tầng kinh tế, xã hội tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp và làm mới theo hướng hiện đại và đồng bộ.
Chị Rơ Mah An, Chi hội trưởng nông dân thôn Làng Ba, xã Ia Pnôn (huyện Ðức Cơ, tỉnh Gia Lai) cùng các hội viên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất.

Giúp người dân vùng biên giới phía bắc Tây Nguyên làm kinh tế

Những năm qua, các huyện vùng biên giới ở tỉnh Gia Lai, Kon Tum đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho người dân. Chính sách hỗ trợ tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp phù hợp đã giúp nhân dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Ðây cũng chính là nền tảng quan trọng giúp các địa phương thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Nông dân huyện Yên Bình (Yên Bái) làm đường giao thông nông thôn.

Bài 2: Xây dựng nông thôn mới với tư duy mới

Khắc phục khó khăn, tạo “sức bật” trong xây dựng nông thôn mới từ sự thay đổi trong tư duy của người dân, chính quyền địa phương và sự linh hoạt trong việc lồng ghép các nguồn lực được phân bổ trên địa bàn chính là “chìa khóa” để vừa bảo đảm mục tiêu của các chương trình, đồng thời đạt được các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới tại địa phương.