Nhằm bù đắp thiệt hại do ảnh hưởng mưa bão đối với sản xuất nông nghiệp, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) - địa phương chịu nhiều thiệt hại do mưa lũ, đã thực hiện nhiều giải pháp để tăng diện tích gieo trồng vụ đông.
Khi những chiếc thuyền mang theo đèn lồng ông sao tiến vào, đám trẻ làng Tốt Động (Chương Mỹ, Hà Nội) ồ lên. Đây là lần đầu tiên, các em được đón ngày hội trăng rằm trên thuyền, trên mái nhà mùa nước lụt.
Từ nay đến ngày 9/9, trên địa bàn thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to, xuất hiện lũ lớn trên sông Tích, Bùi, Cà Lồ... kết hợp với mưa lớn từ tỉnh Hòa Bình đổ về, các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức cần chủ động các giải pháp ứng phó lũ rừng ngang gây ngập úng diện rộng, kéo dài.
Căn cứ vào mực nước sông Tích tại trạm thủy văn Vĩnh Phúc hồi 8 giờ 30 phút ngày 1/8 là 7,96m, dưới mực nước báo động III là 8m, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã lệnh rút báo động cấp III trên sông Tích tại địa phận các xã ven đê thuộc các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ.
Sáng 31/7, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã tới xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) để động viên, chia sẻ, hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn của những ngày mưa lũ, úng ngập và khắc phục hậu quả sau mưa lũ.
Gần 10 ngày qua, hàng nghìn người dân sinh sống tại các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thạch Thất (Hà Nội) phải sống trong cảnh ngập lụt do ảnh hưởng mưa lớn từ cơn bão số 2. Ðáng chú ý, sau nhiều ngày không có mưa lớn, mực nước các sông vẫn vượt mức báo động cấp III, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sản xuất của người dân.
Do ảnh hưởng bão số 2, những ngày qua trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tục xảy ra mưa lớn diện rộng. Đáng chú ý, do chịu ảnh hưởng trực tiếp lũ rừng ngang, mực nước sông dâng cao, gây ngập lụt diện rộng tại nhiều huyện ngoại thành, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sản xuất của người dân.
Gần 1 tuần nay, nhiều xã ngoại thành Hà Nội thuộc các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ vẫn ngập sâu trong nước lũ. Nhiều nơi, cuộc sống người dân hoàn toàn bị đảo lộn khi mực nước dâng cao tới gần 2m.
Nghe nói đông trùng hạ thảo là loài nấm dược liệu quý hiếm nên nhiều người tin dùng mà chẳng mấy quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và giá cả. Nghi vấn này đã thúc đẩy nhà sinh học Nguyễn Thị Hồng dấn thân vào hành trình đầy gian nan để chinh phục loài dược liệu được ví như “vàng mềm” này. Giờ đây, người phụ nữ nhỏ bé quê Chương Mỹ đã làm chủ được công nghệ nuôi cấy đông trùng hạ thảo Made in Việt Nam.
Thành phố Hà Nội hiện dẫn đầu cả nước về số lượng các sản phẩm OCOP, trong đó, nhiều sản phẩm tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng Thủ đô và cả nước. Tuy nhiên, để vươn ra thị trường quốc tế, thành phố cần có giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô vừa ghi nhận thêm một ca viêm não Nhật Bản là bé trai 8 tuổi ở huyện Chương Mỹ, xuất hiện triệu chứng sốt cao, co giật, nôn, lơ mơ từ ngày 18/9.
Chương Mỹ là một trong những quận/huyện có số lượng sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP cao nhất của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, năng lực nhiều chủ thể còn hạn chế, vùng nguyên liệu nhỏ lẻ … khiến các sản phẩm OCOP khó mở rộng thị trường. Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Nguyễn Đình Hoa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ kỳ vọng về một trung tâm thiết kế sáng tạo, tăng thêm các giá trị, sức sống mới cho sản phẩm OCOP.
Núi Trầm (xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ) không cao, nhưng lại có những vách đá trông khá hiểm trở. Khi lên đỉnh núi, khách du lịch được phóng tầm mắt ngắm cảnh quan trải dài tươi đẹp. Ngoài ra, đến núi Trầm, khách du lịch còn được thăm một số di tích kỳ thú như chùa Hang, chùa Vô Vi.
Chương Mỹ là một trong những địa phương ở Hà Nội phát triển OCOP cả bề rộng và chiều sâu, với nhiều sản phẩm truyền thống, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Nằm ở cửa ngõ phía tây, cách trung tâm thành phố không xa, tuy nhiên huyện Chương Mỹ (Hà Nội) gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế do giao thông chưa thuận lợi. Nhận thức rõ hạn chế này, huyện đang tập trung đẩy mạnh đầu tư hạ tầng để tạo thành sức bật mạnh mẽ cho địa bàn trong giai đoạn tới.
Bị liệt cả tay chân nhưng Phùng Văn Trường (thôn Nhân Lý, Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội) đã nỗ lực làm theo lời Bác dạy, trở thành một người "tàn nhưng không phế". Những năm qua, anh Trường khổ công luyện viết chữ bằng miệng và trở thành thầy giáo của hàng chục đứa trẻ trong làng.
Ao Ngõ Cống ở làng cổ Yên Trường, xã Trường Yên (Chương Mỹ, Hà Nội) cách trung tâm Thủ đô hơn 30 km đã được người dân trong xã cùng nhau góp tiền để cải tạo ao làng thành bể bơi miễn phí. Vào những đợt nắng nóng cao điểm nơi đây trở thành địa điểm tụ tập của trẻ em trong làng vào mỗi buổi chiều.
Sau một tuần xảy ra sự cố sụt lún trên tỉnh lộ 419, thôn 2, xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), cơ quan chức năng đã bước đầu đưa ra đánh giá nguyên nhân và đề xuất phương án khắc phục.
Ngày 7-4, UBND xã Quảng Bị (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã thực hiện di dời 12 hộ dân với 60 nhân khẩu ra khỏi khu vực sụt lún đất bất thường xảy ra tại tỉnh lộ 419, đoạn chạy qua thôn 2, xã Quảng Bị. Đồng thời, lực lượng chức năng tiếp tục khoanh vùng hiện trường sụt lún, tổ chức phân luồng giao thông di chuyển trên tỉnh lộ 419.