Làng quan họ Viêm Xá tại phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh là một trong 3 địa điểm làng nghề được chọn xây dựng sản phẩm OCOP du lịch.

Bắc Ninh thí điểm 3 sản phẩm OCOP du lịch giai đoạn 2023-2025

Với quan điểm phát triển du lịch bền vững, du lịch xanh và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, tỉnh Bắc Ninh đang triển khai Đề án Xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP du lịch giai đoạn 2023-2025 tại 3 làng nghề, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025.
Tân Uyên được xem là thủ phủ của cây chè Lai Châu.

[Ảnh] Nông dân Tân Uyên thi hái, sao chè

Trong khuôn khổ chương trình Lễ hội trà và tuần văn hóa du lịch huyện Tân Uyên (Lai Châu) lần thứ nhất, diễn ra từ ngày 12 đến 14/4, sáng 13/4, bà con nông dân vùng chè Tân Uyên đã tham gia cuộc thi hái, sao chè.

Du khách trải nghiệm tại vườn nho của nông dân Ninh Thuận.

Ninh Thuận thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP

Toàn tỉnh Ninh Thuận có 152 sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 30 sản phẩm đạt 4 sao; có hai sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao là nước mắm CaNa với 32 và 42 độ đạm. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, có từ hai đến ba sản phẩm tiềm năng 5 sao đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận cấp quốc gia.
Giao dịch khách hàng tại chi nhánh ngân hàng Agribank

Agribank dành 2.000 tỷ đồng cho vay khách hàng OCOP

Từ ngày 1/2, Agribank dành 2.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi khách hàng cá nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP, với lãi suất thấp hơn tối đa 2,0%/năm so với sàn lãi suất cho vay của Agribank.
Sản phẩm gà thịt Đông Tảo được công nhận OCOP 4 sao.

Hiệu quả Chương trình OCOP ở Hưng Yên

Sau 5 năm triển khai chương trình OCOP, nhiều địa phương, cơ sở sản xuất ở tỉnh Hưng Yên đã quy hoạch được vùng nguyên liệu, đầu tư, xây dựng và phát phát triển sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa, mở rộng thị trường, tạo công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống người lao động.
Đóng gói miến tại Hợp tác xã Tài Hoan, xã Côn Minh. (Ảnh: NGỌC TÚ).

Bắc Kạn công nhận làng nghề đầu tiên

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn vừa quyết định công nhận làng nghề miến dong Côn Minh, huyện Na Rì. Đây là làng nghề đầu tiên của tỉnh này được công nhận, mở ra hướng đi kết hợp sản xuất sản phẩm đặc sản của địa phương gắn với du lịch.
Hợp tác xã thu mua và chế biến thủy, hải sản Chiến Thắng, xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hối hả phục vụ hàng Tết.

Nông sản Hà Tĩnh "chạy đua" thời gian để phục vụ thị trường Tết

Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang đến gần, thời điểm này, các cơ sở sản xuất OCOP tại Hà Tĩnh đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất, đóng gói sản phẩm để kịp phục vụ thị trường. Những năm qua, nhờ đầu tư thiết bị, cải tiến mẫu mã, chất lượng nên các sản phẩm OCOP đã đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của đông đảo người tiêu dùng.
Thu hoạch lúa đặc sản tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. (Ảnh Quang Anh)

Phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm

Những năm qua, tỉnh Sơn La đã tập trung cụ thể hóa cơ chế, chính sách về phát triển khoa học và công nghệ, đưa khoa học và công nghệ thật sự đồng hành và thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Hoạt động sở hữu trí tuệ từng bước được các cấp, ngành quan tâm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Tỉnh Sơn La tổ chức nhiều chương trình quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản thế mạnh của các cơ sở.

Liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Sau 5 năm triển khai Nghị định số 98/2018/NÐ-CP của Chính phủ về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Sơn La đã xây dựng được hàng trăm chuỗi liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm hiệu quả.
Nhiều nông sản Quảng Trị được người tiêu dùng biết đến nhờ sàn thương mại điện tử.

Thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều giải pháp hỗ trợ các địa phương tham gia quảng bá, giao dịch nông sản trên sàn thương mại điện tử. Nhờ vậy, sản phẩm nông sản của người dân được tiêu thụ rộng rãi hơn không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở nước ngoài. Thậm chí, một số nông sản được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường đòi hỏi chất lượng cao.
Người dân làng chiếu Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp gìn giữ và phát triển nghề dệt chiếu.

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống

Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Nông sản 4.0 kể chuyện giá trị bản địa

Nông sản 4.0 kể chuyện giá trị bản địa

Theo một báo cáo được TikTok Việt Nam công bố, tính từ tháng 4 đến tháng 10/2023 đã có hơn 800 phiên livestream (phát sóng trực tiếp) với hơn 10.000 video gắn hashtag #OCOP và #DacSanVietNam, tiếp cận 300 triệu lượt xem thông qua hình thức livestream và hơn 850 triệu lượt xem thông qua nội dung video ngắn, mang về doanh thu hơn 100 tỷ đồng cho ngành hàng OCOP (Chương trình “One Commune One Product-Mỗi xã một sản phẩm), kết nối hơn 500 nhà sáng tạo và nhà bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử TikTok Shop. 
Các doanh nghiệp ký kết với Bưu điện tỉnh Long An việc đưa hàng giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại điểm bán hàng của Bưu điện.

Long An nhân rộng mô hình bán hàng OCOP

Ngày 28/12, Sở Công thương Long An phối hợp Bưu điện tỉnh Long An (thành phố Tân An) và Khu du lịch Mỹ Quỳnh Safari (xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) tổ chức khai trương điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP.
Chè Suối Giàng được tiêu thụ tốt nhờ câu chuyện về những cây chè cổ thụ trên núi cao được kể lại trong từng sản phẩm.

Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội, các địa phương, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP đã bắt kịp xu thế, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua kênh thương mại điện tử mua sắm trực tuyến và giảm sự phụ thuộc vào phương thức bán hàng truyền thống. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, việc tiêu thụ các sản phẩm OCOP cũng còn những khó khăn nhất định như sản phẩm chế biến còn ít, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ dẫn tới sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế.