Với chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 194 vào lúc 8 giờ sáng 14/1, Thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ 4 trong danh sách thành phố lớn ô nhiễm không khí nhất thế giới; trong khi đó, thành phố Hà Nội xếp thứ 14.
Sau ít ngày chất lượng không khí tương đối tốt nhờ gió mùa tràn xuống, từ hôm nay (12/1), chất lượng không khí ở Hà Nội và nhiều tỉnh miền bắc lại lên ngưỡng xấu (có hại cho sức khoẻ tất cả mọi người). Đợt ô nhiễm này dự kiến có thể kéo dài nhiều ngày tới.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả quan trắc ghi nhận vùng nông thôn miền bắc có những đợt chất lượng không khí bị suy giảm xuống mức nghiêm trọng, bụi mịn PM 2.5 tăng cao, có nơi vượt 3,5 lần giới hạn quy chuẩn.
Theo Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung cần quyết liệt hơn nữa để giảm thiểu ô nhiễm không khí. Kinh nghiệm của thế giới đã cho thấy, càng để chậm thì vấn đề càng trầm trọng, giá phải trả càng cao.
Hà Nội cùng một số tỉnh phía bắc đã và đang trải qua những ngày rơi vào tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Trước thực trạng này, Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong 6 tháng cuối năm 2025, trong đó có nội dung về ô nhiễm không khí.
Báo cáo Hiện trạng môi trường Việt Nam 2023 vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố cho biết, ô nhiễm không khí đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng về nguy cơ tử vong và bệnh tật tại Việt Nam. Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổi.
Theo Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, thời tiết khô hanh chỉ đóng vai trò “khuếch tán” tình trạng ô nhiễm không khí. Nguyên nhân cốt lõi phải kể đến các nguồn phát, bao gồm khói thải từ giao thông, bụi từ các công trình xây dựng và nạn đốt rơm rạ ở khu vực ngoại thành.
Nhiều ngày qua, Hà Nội luôn được xếp nhóm đầu trong danh sách các thành phố có chất lượng không khí… xấu nhất thế giới. Theo một báo cáo hồi năm 2023 của Ngân hàng Thế giới, hơn 40% dân số Thủ đô đang “phơi nhiễm” với nồng độ bụi PM 2.5 cao gấp đôi quy chuẩn quốc gia và cao hơn nhiều so tiêu chuẩn quốc tế do WHO quy định.
Ngày 7/1, tại phiên họp thường kỳ Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vương Quốc Tuấn cho biết: Bắc Ninh sẽ sớm ban hành chính sách hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất tại ba làng nghề thuộc phường Phong Khê (thành phố Bắc Ninh), xã Văn Môn (huyện Yên Phong) và xã Phú Lâm (huyện Tiên Du).
Sáng nay, 7/1, Hà Nội lại tiếp tục là thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới, với chỉ số ô nhiễm trung bình là 278 (vào thời điểm 9 giờ 30 phút).
Những ngày gần đây, thành phố Hà Nội và một số địa phương khu vực phía bắc đối mặt tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Trong đó, ô nhiễm bụi PM2,5 được coi là loại bụi “tử thần” trong không khí, có thể đi sâu vào phổi, gây ra nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch, đặc biệt là với người già, trẻ em.
Chất lượng không khí ô nhiễm cảnh báo ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng tới tất cả mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai thậm chí có thể tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi.
Sáng 3/1, Hà Nội là thành phố có chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) cao nhất thế giới, đạt mức trung bình 284 vào 9 giờ 25 phút. Đây là ngưỡng rất không tốt cho sức khỏe con người.
Thời tiết Hà Nội sau những ngày thu đẹp đến nao lòng thì bắt đầu tới quãng thời gian bị coi là ô nhiễm nhất trong năm. Năm nay không ngoại lệ, bầu trời Hà Nội nhiều khi mang mầu xám chì bởi bụi mịn lơ lửng, hòa với màn khói mờ lẫn vào sương sớm. Gần đây, sau khi thành phố lên đèn, không khí Hà Nội có lúc trở nên quánh đặc tới khó thở. Tìm hiểu thì mới thấy, ngoài những nguyên nhân chủ yếu đến từ hoạt động giao thông, công nghiệp và đốt phụ phẩm nông nghiệp thì hành vi xả trộm rác, rác thải công nghiệp, đốt trộm rác thải, xả thải công nghiệp, khai thác phế liệu kiếm lời bằng mọi giá… đã biến không gian quanh Thủ đô trở thành một "vành đai ô nhiễm". Vành đai ấy hằng ngày quây quanh Hà Nội, xả ra tất cả những thứ khí, rác thải khiến tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội càng thêm trầm trọng.
Tuần qua, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Phòng khám đa khoa Tâm Anh quận 7 tiếp nhận hơn 1.500 người bệnh viêm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm amidan…); tăng 30% so với tuần trước đó.
Một sự kiện có thể nói là đang được nhiều người chờ đón bởi mang một tinh thần khởi xướng với nhiều ý nghĩa thiết thực sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn TP Hà Nội vào ngày 27/12 tới đây, đó là “Việt Nam Đẹp Xanh” – do Quỹ Hợp tác và Phát triển C&D phối hợp Nhà Xuất bản Hội Nhà văn tổ chức. Chung quanh câu chuyện Đẹp-Xanh, chúng tôi đã có cuộc trao đổi cùng nhà sưu tập Thúy Anh – Chủ tịch Quỹ và đồng thời cũng là người đưa ý tưởng tổ chức sự kiện này, cùng với hành trình bền bỉ lan tỏa cái đẹp của chị.
Người tham gia giao thông tuyến đường Láng - Hòa Lạc (Hà Nội) thời gian qua không khỏi kêu ca về tình trạng ô nhiễm bụi trên đoạn đường trước và khi qua khu vực xã An Khánh, huyện Hoài Đức.
Là đô thị lớn trên thế giới, với dân số hơn 9 triệu người, 10 khu công nghiệp, 1.300 làng nghề và khoảng 6,9 triệu xe máy, hơn 1,1 triệu ô-tô…, thành phố Hà Nội phải đối mặt với ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thành phố đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp hạn chế ô nhiễm, nâng cao chất lượng không khí.