Những ngày qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất và hệ thống phân phối lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung cao nhiều nguồn lực để đẩy mạnh cung ứng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho các tỉnh, thành phố ở miền bắc bị ảnh hưởng bão số 3 (bão Yagi) và mưa lũ sau bão.
Ngày 6/8, Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức phát động chương trình Bán hàng lưu động-Bình ổn thị trường năm 2024 với chủ đề “Kết nối tiêu dùng-Lan tỏa yêu thương”.
Chiều 25/6, Sở Công thương Hà Nội đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác quản lý nhà nước về công thương cấp huyện 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Những đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá năm 2024 sẽ được thành phố Hà Nội hỗ trợ cung cấp thông tin các điều kiện của sản phẩm, của cơ sở sản xuất để đưa hàng hóa vào kênh phân phối.
Việc bán vàng trực tiếp tới người dân sẽ được BIDV thực hiện bắt đầu ngay trong ngày Thứ Hai (3/6/2024). Trước mắt là triển khai ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và sẽ công bố công khai hằng ngày giá bán vàng trên website của BIDV.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những phương án mới để bình ổn thị trường vàng về mặt ngắn hạn, còn về mặt lâu dài sẽ nghiên cứu sửa đổi Nghị định 24, cùng với việc áp dụng các công cụ quản lý nhà nước để đưa thị trường vàng bình ổn, tiến sát với thị trường thế giới.
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành kế hoạch thực hiện và quyết định về việc điều chỉnh quy chế triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng năm 2024 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn với một số điểm mới so với những năm trước.
Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của người dân khi quay trở lại thành phố làm việc, hệ thống siêu thị GO!, Big C của Tập đoàn Central Retail trên toàn quốc áp dụng chương trình “Giá luôn luôn rẻ”; giảm giá hơn 30% hàng loạt sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, cam kết luôn bình ổn giá, mang đến cho khách hàng cơ hội mua sắm tiết kiệm.
Theo Cục Quản lý giá, vào ngày mùng 2 Tết, các siêu thị lớn đã mở cửa. Một số chợ đầu mối lớn và một số điểm chợ nhỏ bắt đầu bán hàng, chủ yếu là các mặt hàng thực phẩm tươi sống.
Hội chợ OCOP Quảng Ninh-Xuân 2024 thu hút 200 gian hàng giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của 13 huyện, thị xã, thành phố của Quảng Ninh và các nông sản tiêu biểu của các tỉnh, thành phố, tổ chức kinh tế trong cả nước, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Ngày 6/2, 19 điểm bán các mặt hàng thịt, trứng, gạo bình ổn giá tập trung đã chính thức mở bán tại các chợ, gần khu dân cư ở tất cả 7 quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân thành phố.
Thời điểm này, nông dân cả nước đang tích cực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và chăm sóc rau màu…, phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên đán 2024. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các mặt hàng nông sản, thực phẩm an toàn trên thị trường dồi dào, đa dạng về chủng loại.
Những tháng cuối cùng của năm thường là giai đoạn mua sắm nhiều nhất của người tiêu dùng. Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cùng các doanh nghiệp và các nhà phân phối bán lẻ hiện đang tích cực đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng cường khuyến mại và bình ổn thị trường.
Giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu vẫn ở mức cao và thường xuyên tăng, sức mua của người dân đã giảm sút khá nhiều. Trước tình hình đó, ngành công thương Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ổn định giá cả, kích cầu mua sắm trong những tháng cuối năm.
Thời gian gần đây, giá đường cát trong nước tăng mạnh nên đang có dấu hiệu một số doanh nghiệp găm hàng, tăng giá ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như các đơn vị sản xuất trong ngành thực phẩm.
Sau hàng loạt lệnh cấm xuất khẩu gạo từ các quốc gia như Ấn Độ, Nga, UAE, và mới đây Myanmar cũng đưa ra thông tin sẽ tạm thời hạn chế xuất khẩu gạo trong 45 ngày kể từ ngày 1/9, giá gạo Việt Nam đã tăng “nóng”.
Giá gạo tăng đột biến đã đẩy nguyên liệu đầu vào của sản phẩm chế biến từ gạo như bún, phở, mì, hủ tiếu… tăng theo. Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chật vật vừa tìm nguồn cung gạo, vừa cố gắng kiềm giữ giá trong khó khăn.
Năm 2022 là năm phục hồi kinh tế-xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh sau đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn đã khiến công tác tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với việc thực hiện đồng bộ suốt nhiều năm qua, việc triển khai Cuộc vận động trên địa bàn thành phố vẫn đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Trong bối cảnh kinh tế đang đối mặt không ít khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, nhiều nhà bán lẻ, doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai các giải pháp nhằm vực dậy sức mua, kích cầu hàng tiêu dùng.
Nhiều năm nay, tình trạng vận chuyển, buôn bán hàng hóa nhập lậu qua biên giới đã gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững của đất nước.
Trong bối cảnh khó khăn chung, để gỡ khó cho kinh doanh xăng dầu và bình ổn thị trường, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đang tích cực vào cuộc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
20 năm qua, Chương trình bình ổn thị trường là một hoạt động minh chứng cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và truyền thống nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh.