Thời gian qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở Hậu Giang được triển khai rộng khắp, trở thành một phương thức hiệu quả trong công tác vận động quần chúng. Hiệu quả của phong trào góp phần tạo đồng thuận xã hội, khơi dậy tinh thần trách nhiệm về truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái.
Ngày 23/8, tại thành phố Sóc Trăng hơn 150 đại biểu, đa số là nam giới tham dự buổi truyền thông nâng cao nhận thức về quyền năng kinh tế cho phụ nữ bị mua bán trở về. Hoạt động được tổ chức theo mô hình truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng” do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức.
Bạo lực gia đình vẫn luôn là vấn đề nhức nhối và nan giải trong xã hội, gây nên những tổn thương cả về thể chất và tinh thần đối với người bị bạo lực cũng như các thành viên khác trong gia đình. Vấn đề này còn ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội, làm giảm tiến độ thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Chiều 24/6, Ban chỉ đạo công tác gia đình tỉnh Hậu Giang tổ chức Họp mặt kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) và tuyên dương các gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào “xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa tiêu biểu và người tốt việc tốt tiêu biểu năm 2023”.
Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho các thành viên. Đảng ta đã xác định quan điểm lãnh đạo “xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội”.
Sáng 8/12, tại Hà Nội, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women), chính thức ra mắt Trung tâm trợ giúp xã hội - Ngôi nhà bình yên đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ toàn diện cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực.
Ngày 19/9, tại Thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thi “Tìm hiểu kiến thức Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” khu vực miền bắc, với sự tham gia của 8 đội thi gồm: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình và Hà Giang.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta nói chung, ở tỉnh Kon Tum nói riêng. Tại xã Ðăk Ruồng, huyện Kon Rẫy, nhờ sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể từ huyện đến xã cùng hoạt động tích cực của đội ngũ cán bộ tuyên truyền, vận động ở cơ sở nên không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống.
Ngày 25/7, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Luật Thanh tra tới cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp trên địa bàn.
Sáng 1/6, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, Tháng hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình, Ngày Gia đình Việt Nam và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
Cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nói chung và hội viên phụ nữ nói riêng cần tự giác trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh và bản lĩnh chính trị của người quân nhân cách mạng; phấn đấu là tuyên truyền viên, chiến sĩ xung kích đoàn kết, chung tay cùng cộng đồng xây dựng mỗi “tế bào gia đình” của xã hội thật sự lành mạnh, tốt đẹp.
Một đoạn clip được phát tán trên mạng xã hội vào ngày 29/5 có chiều dài khoảng 90 giây. Đoạn clip quay lại cảnh người đàn ông cầm chổi đánh liên tiếp vào vùng đầu và thân thể của một người phụ nữ ở con đường cạnh bờ kênh. Ngay sau đó vụ việc được xác định xảy ra tại xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Ngày 25/5, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm trong việc vận hành và nhân rộng mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực tại Việt Nam”.
Sáng 25/5, một lãnh đạo Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk cho biết, Ban Giám hiệu nhà trường đã nhận được văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Buôn Đôn về việc xem xét kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với viên chức là ông N.V.H.L 33 tuổi, giáo viên của nhà trường có hành vi đánh vợ gây thương tích, phải nhập viện cấp cứu.
Sáng 24/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, “Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực” đầu tiên thí điểm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 4275/QĐ-UBND ngày 7/12/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chính thức ra mắt.
Theo kết quả điều tra quốc gia công bố năm 2020, 62,9% phụ nữ Việt Nam từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong đời, trong đó, cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục. Tuy nhiên, 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực không tìm kiếm sự giúp đỡ. Bên cạnh đó, trên cả nước có 21,3% số trẻ bị xâm hại tình dục bởi chính người thân trong gia đình.
Sáng 27/11, hơn 450 người đã cùng tham gia giải chạy cộng đồng mang tên “Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, nhằm truyền đi thông điệp nói “Không” với bạo lực trên cơ sở giới.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều điểm mới so luật cũ, trong đó sửa đổi, bổ sung các hành vi bạo lực gia đình, tăng tính khả thi áp dụng luật đối với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và tập trung thực hiện phòng ngừa bạo lực gia đình chủ động.
Tham gia thảo luận ở hội trường chiều 26/10 về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung thêm trách nhiệm của thành viên gia đình trong báo tin, tố giác với cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình.
Là dự án luật được dư luận xã hội, cử tri và nhân dân rất quan tâm, dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) sẽ tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn, xem xét thấu đáo để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, nhằm sớm trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ tư.
Phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội, kết hợp tăng trưởng kinh tế giải quyết tốt các vấn đề xã hội từng bước thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là định hướng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng vì mục tiêu phát triển con người Việt Nam. Đây cũng chính là nội dung mà Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã bám sát, vận dụng sáng tạo trong tổ chức thực hiện các Đề án.
Ngày 12/9 tại Hà Nội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội và Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới-Gia đình-Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) phối hợp tổ chức hội nghị tham vấn chuyên gia góp ý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) với sự hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) và hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Australia.
Sau gần 15 năm đi vào đời sống, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã góp phần nâng cao nhận thức của xã hội, từng cá nhân về phòng, chống bạo lực gia đình.
Sáng 24/8, tại Hà Nội, hơn 60 đại biểu đến từ các bộ, ngành Trung ương, cơ quan của Quốc hội và các tổ chức xã hội đã tham dự Hội nghị phản biện xã hội và đóng góp ý kiến phản biện nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008. Luật được ban hành đã thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn nạn bạo lực gia đình, hướng tới xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, hạnh phúc cũng như sự nghiêm túc, chủ động của Việt Nam trong việc thực hiện các điều ước và cam kết quốc tế đã tham gia.
Bày tỏ tán thành cao với sự cần thiết ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cũng làm rõ thêm nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn, hướng đến khắc phục những bất cập của Luật hiện hành, qua đó hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Nêu rõ trẻ em là đối tượng cần phải có sự bảo vệ đặc biệt trước vấn nạn bạo lực gia đình, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng, các biện pháp bảo vệ trẻ em cần được quy định ở mức độ cao hơn và sớm hơn.
Trước tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn là một vấn đề nhức nhối, trong đó có nhiều vụ việc liên quan đến trẻ em, các đại biểu Quốc hội đều nhấn mạnh nguyên tắc xuyên suốt trong xây dựng hệ thống pháp luật đều là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Nhấn mạnh phòng, chống bạo lực gia đình là vấn đề liên quan nhiều cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng trong dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) cần phải làm rõ trách nhiệm của toàn xã hội nói chung đối với vấn đề này.