Các đại biểu nhấn nút phát động lễ ra quân.

Lan tỏa chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế

Thời gian qua, công tác vận động chính sách đã được triển khai tập trung, kiên trì, liên tục, thu hút khoảng 2,3 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và hơn 48,2 triệu người tham gia bảo hiểm y tế tự đóng. Qua đó, tạo hiệu ứng lan tỏa lâu dài, nhằm phát triển nhanh và duy trì bền vững số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Nông dân chăm sóc cà-phê ở Kon Tum. (Ảnh PHÚC THẮNG)

Đề xuất 2 phương án hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 về bảo hiểm xã hội tự nguyện đề xuất 2 phương án hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia chính sách này. Trong đó, phương án 1 đã đề xuất tăng mức hỗ trợ lên 50% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo.
Người dân đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau những buổi tuyên truyền.

“Bám làng, bám bản” để lan tỏa chính sách an sinh xã hội đến đồng bào dân tộc thiểu số

Tương Dương là huyện miền núi 30a của tỉnh Nghệ An, điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, nơi có đa phần đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và phần lớn người dân vẫn chưa hiểu rõ về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tuy nhiên với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, Bảo hiểm xã hội huyện Tương Dương cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể chính trị đã vượt khó “bám làng, bám bản” để phát triển đối tượng tham gia chính sách này. Chính vì thế, thời gian gần đây, công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở huyện Tương Dương trở thành điểm sáng của tỉnh Nghệ An.
Thu hoạch lúa tại xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh: HỮU NGHĨA)

Tăng cơ hội tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với nông dân và lao động tự do

Hiện nay, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Quy định tăng lương cơ sở 30% từ ngày 1/7/2024 cũng khiến mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng cao, ảnh hưởng đến thu nhập ít ỏi của nông dân và người lao động tự do. Do đó, cử tri đề xuất tăng mức hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để nhóm đối tượng này có cơ hội tham gia bảo hiểm xã hội nhiều hơn.
Người dân tại vùng dự án Café-REDD ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. (Ảnh: SNV)

Đánh giá tác động của tăng lương cơ sở với người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị của cử tri về việc cần đánh giá tác động của tăng lương cơ sở đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện. Đồng thời, xem xét nâng mức hỗ trợ đối với các đối tượng này, vì hiện nay đời sống người dân rất khó khăn.
Cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) tuyên truyền chính sách đến người dân.

Phát triển bảo hiểm xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hiện nay, ở nước ta, vùng dân tộc thiểu số và miền núi là “lõi nghèo” với thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng một phần ba so với cả nước. Do điều kiện địa lý, phương tiện thông tin còn hạn chế cho nên hầu hết người dân chưa hiểu hết giá trị, lợi ích mà bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mang lại. Đó là thách thức không nhỏ với những người làm công tác bảo hiểm xã hội trong việc tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và chủ động tham gia…
Ảnh minh họa: nhandan.vn.

Từ 1/7/2025: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thêm quyền lợi

Một số quy định về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện có lợi cho người lao động trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Qua đó, góp phần làm giảm khoảng cách về các chế độ giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Lực lượng bảo vệ dân phố tham gia diễn tập phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định).

Nam Định: Mỗi thôn, tổ dân phố được thành lập một tổ bảo vệ an ninh, trật tự

Từ ngày 1/7/2024, Nghị quyết Quy định tiêu chí thành lập, tiêu chí về số lượng thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự; mức chi hỗ trợ, bồi dưỡng, trợ cấp đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Nam Định sẽ có hiệu lực.
Lao động tại làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. (Ảnh: DUY KHÁNH)

Thúc đẩy mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội với lao động tại làng nghề

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần có các giải pháp phù hợp, hiệu quả, khắc phục những khó khăn, hạn chế trong thủ tục, cơ chế chính sách để thúc đẩy mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội đối với lao động tại làng nghề, góp phần tạo an sinh xã hội.
Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Với mức tham gia chỉ vài trăm nghìn đồng mỗi tháng, khi đủ điều kiện theo quy định, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được nhận lương hưu hằng tháng (gấp nhiều lần so với mức đóng), góp phần ổn định cuộc sống khi về già, được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí trong suốt thời gian nhận lương hưu để chăm sóc sức khỏe.
Kỳ họp thứ 14 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua Nghị quyết quy định số lượng, mức phụ cấp thường xuyên đối với công an xã bán chuyên trách ở thôn tham gia bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở. (Ảnh: chinhphu.vn)

Hà Nội hỗ trợ công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 300.000 đồng mỗi tháng

Theo chính sách hỗ trợ đặc thù, từ năm 2024, Hà Nội hỗ trợ 234.000 đồng/người/tháng, tương đương 13% mức lương cơ sở, cho công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và 20% mức đóng hằng tháng, tương đương 66.000 đồng/người/tháng. Như vậy, tổng mức được hỗ trợ khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với công an xã bán chuyên trách ở Hà Nội hiện nay là 300.000/người/tháng.
Cán bộ Bảo hiểm xã hội quận Long Biên, Hà Nội giới thiệu chính sách với người lao động. (Ảnh: NGÂN ANH)

Tổ chức tốt các hội nghị truyền thông để tăng nhanh độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Công tác tổ chức truyền thông, vận động phát triển người tham gia theo hình thức hội nghị truyền thông khách hàng nhằm phát triển và duy trì bền vững người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế tự đóng. Việc tổ chức hội nghị phải tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí được cấp, bảo đảm linh hoạt, phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội, địa bàn, địa hình, phong tục, tập quán…
Trao tặng thẻ bảo hiểm y tế tặng người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở xã Đak Krong, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: GSS)

Nhiều địa phương dành ngân sách hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân

Trong năm 2023, số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đã giảm xuống đạt tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 2016 trở lại đây. Đến nay, đã có 22/63 tỉnh trích ngân sách hỗ trợ thêm cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, 62/63 tỉnh trích ngân sách hỗ trợ thêm cho người tham gia bảo hiểm y tế.