Do gặp nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng nên dù có nhiều nỗ lực nhưng đến cuối tháng 10/2024, kết quả giải ngân của tỉnh Quảng Ngãi vẫn đạt thấp. Trước thực tế này, các cấp, các ngành, các chủ đầu tư đang chạy đua nước rút, quyết liệt triển khai các giải pháp nhằm phấn đấu đạt mục tiêu giải ngân ít nhất 80% kế hoạch vốn đã giao.
Thành phố Đà Nẵng vừa có báo cáo về tình hình giải ngân vốn đầu tư công của các Ban quản lý dự án trên địa bàn thành phố. Trong đó, hiện dẫn đầu 6 Ban quản lý dự án thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về tỷ lệ giải ngân là Ban quản lý các dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên, kế hoạch vốn được giao hơn 1.600 tỷ đồng, đã giải ngân gần 1.100 tỷ đồng, đạt hơn 64%.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo các đơn vị chức năng có liên quan, chủ đầu tư và chính quyền các địa phương trong tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án, phấn đấu đến cuối năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của năm đạt từ 95% trở lên theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 16/10, báo cáo với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình phân bổ, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, có 5 nguyên nhân tác động khiến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công rất thấp, chưa đạt yêu cầu. Từ đó, kiến nghị Trung ương tháo gỡ vướng mắc tạo điều kiện hỗ trợ cho việc thúc đẩy giải ngân tại thành phố.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ xem xét phát động phong trào 120 ngày đêm giải ngân vốn đầu tư công năm 2024; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có mức giải ngân dưới mức bình quân cả nước tập trung chỉ đạo, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm.
Chiều 12/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang làm việc với các chủ đầu tư, các sở, ngành, địa phương về tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024.
Đóng góp với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, nhiều ý kiến của các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh đề nghị cần chú ý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu sự phát triển và chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho giai đoạn tới.
Tính đến hết ngày 15/7, tỷ lệ giải ngân toàn tỉnh Bắc Ninh vẫn ở mức rất thấp so với cả nước, xếp thứ 62/63 tỉnh, thành phố. Tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tỷ lệ giải ngân chậm, chỉ rõ các đơn vị đạt thấp, ngày 23/7, tại phiên họp thường kỳ tháng 7 của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực điều hành Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị đến trước 31/8, mỗi đơn vị phải nâng tỷ lệ giải ngân lên ít nhất 15%.
Năm 2024 tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đạt mục tiêu giải ngân hết tổng vốn đầu tư công hơn 5.600 tỷ đồng, nhưng đến hết tháng 5 mới giải ngân đạt gần 26%, 6 tháng đầu năm giải ngân đạt khoảng 40% tổng số vốn Chính phủ giao, chưa đạt yêu cầu đề ra. Trước tình hình đó, thời gian tới, tỉnh đã có nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn quan trọng này.
Ngày 24/6, theo báo cáo tại Phiên họp thường kỳ tháng 6 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh quản lý đến ngày 17/6 đạt 5.352,9 tỷ đồng, bằng 41,7% kế hoạch vốn đã giao chi tiết và cao hơn 12,6% so với cùng kỳ.
Sáng 20/6, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa 11 tổ chức kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) đã xem xét, quyết định 19 nội dung thuộc các nhóm vấn đề về chủ trương đầu tư; phân bổ, điều chỉnh vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, vốn đầu tư công; cụ thể hóa quy định pháp luật để triển khai thực hiện tại địa phương.
Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức hội nghị kết nối giao thương nhằm triển khai thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa hai tỉnh giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030.
Ngày 3/6, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai có Công văn số số 998/STTTT-TTBCXB gửi các cơ quan báo chí địa phương, báo chí Trung ương, ngành, địa phương khác phản hồi về việc thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Trung ương năm 2023 sang năm 2024 của tỉnh Gia Lai.
Những năm gần đây, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao. Năm 2023, Lào Cai giải ngân đạt 5.979 tỷ đồng, đứng thứ 12/63 các tỉnh, thành phố cả nước. Quý I/2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao.
Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư, các đơn vị thi công tăng cường nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án trọng điểm, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công cả năm đạt hơn 95%.
Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024 đặt mục tiêu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia; phấn đấu giải ngân hơn 95% kế hoạch vốn đầu tư công được giao.
Ngày 14/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi có cuộc làm việc với Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh 2 tháng đầu năm; bàn giải pháp thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp chủ yếu từ nay đến cuối năm 2024, nhất là các dự án trọng điểm của Trung ương và của tỉnh đang triển khai trên địa bàn tỉnh, việc giải ngân vốn đầu tư công.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã ban hành Chỉ thị 01/CT-BGTVT về đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, phấn đấu giải ngân hơn 95% kế hoạch được giao, bảo đảm công khai, minh bạch, không tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện.
Sáng 27/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương về kiểm điểm, đánh giá tình hình, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
Thành phố Hồ Chí Minh đặt chỉ tiêu, trong năm 2023 sẽ đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hơn 95%. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ này mới đạt 33% kế hoạch năm. Nguy cơ chậm kế hoạch lại dần lộ diện, dù đầu năm đến nay, lãnh đạo thành phố luôn nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp.
Trong 9 tháng năm 2023, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công của tỉnh Đồng Nai chỉ đạt hơn 27%, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây và thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Do vậy, trong thời gian còn lại của năm, các ngành chức năng của địa phương đang và sẽ nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt mục tiêu được giao.
Từ nay đến cuối năm 2023, các địa phương thực hiện nhiều giải pháp tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân 95% số vốn đầu tư công được giao.
Yêu cầu cán bộ, công chức xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác giải quyết các thủ tục đầu tư công, tránh tình trạng đùn đẩy, kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, đồng thời, các đơn vị phải giải quyết triệt để những yếu kém do nguyên nhân chủ quan trong tổ chức thi công và giải ngân của từng dự án... Đó là các giải pháp nhằm tăng cường kỷ luật công vụ mà các tỉnh, thành phố đang thực hiện nhằm thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động tiêu cực, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và thương mại, nền kinh tế trong nước phải trông cậy rất nhiều vào giải ngân vốn đầu tư công.
Theo báo cáo, tổng số giải ngân vốn đầu tư công của 17 bộ, cơ quan Trung ương đến hết ngày 31/8 là 19.353,551 tỷ đồng, đạt 44,12% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn mức trung bình cả nước (42,35%).
Về triển khai thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh một số giải pháp chủ yếu, trong đó bao gồm việc ưu tiên vốn đầu tư công cho các dự án hạ tầng kỹ thuật quy mô lớn mang tính liên vùng.
Trước việc tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 7 tháng đầu năm đạt rất thấp, ngày 3/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã làm việc với các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan để bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân những tháng còn lại của năm 2023.
Chiều 17/7, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hồng Quang chủ trì buổi họp báo thông báo tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023.
Chiều 3/7, thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, địa phương mới giải ngân được hơn 15% tổng số vốn đầu tư công. Với tiến độ như những tháng vừa qua, rất khó để tỉnh hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công đạt 95% trong năm nay.