Ngày 2/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ khánh thành Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải-Tiểu dự án thành phố Phan Rang-Tháp Chàm có tổng mức đầu tư 97,9 triệu USD, tương đương hơn 2.253 tỷ đồng, trong đó, vốn ODA của Ngân hàng Thế giới tài trợ là 69,5 triệu USD, số còn lại là vốn đối ứng của địa phương.
Đến chiều qua 1/11, tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình còn 45 trường, với hơn 18 nghìn học sinh phải nghỉ học do chưa khắc phục xong hậu quả lũ lụt. Trước tình hình đó, cùng với các thầy cô giáo, lực lượng công an, các đơn vị khác, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng huy động hơn 500 lượt cán bộ, chiến sĩ đến giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ, trong đó ưu tiên trước hết là dọn bùn, vệ sinh môi trường các ngôi trường để học sinh sớm đi học trở lại.
Chiều 1/11, Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết, nhiều trường học vẫn chưa thể tổ chức hoạt động dạy học do còn ngập hoặc chưa khắc phục xong hậu quả. Với phương châm “nước rút đến đâu, khắc phục đến đó”, giáo viên, phụ huynh cùng sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang đang khẩn trương dọn dẹp, vệ sinh trường lớp để đón học sinh trở lại.
Ngành y tế Hà Nội nhận định, hiện đã bắt đầu giai đoạn cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết hằng năm tại Hà Nội (từ tháng 9 đến tháng 11) với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, kết hợp mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi phát sinh muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Đáng lo ngại, kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng trên địa bàn thành phố thời gian tới.
Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả siêu bão số 3, những ngày qua, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể và đông đảo người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội nỗ lực tổng vệ sinh môi trường. Tại các huyện ngoại thành, lũ rút đến đâu, công tác vệ sinh môi trường được triển khai đến đó.
Ngày 16/9, đồng loạt các phường, xã trên địa bàn thành phố Hải Dương đã ra quân tổng vệ sinh môi trường thu gom cây gẫy đổ, rác thải do bão, lũ gây ra với sự tham gia đông đảo của các lực lượng chức năng, và các tầng lớp nhân dân.
Đến ngày 13/9, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (Sở Giao thông vận tải Hà Nội) đã phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết xong 1.055 sự cố về hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố.
Sáng 14/9, tại Vườn hoa Vạn Xuân (quận Ba Đình), Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Nhiều hộ gia đình ở khu vực nông thôn vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Do đó, việc vận động thực hiện các hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe cộng đồng như rửa tay với xà phòng, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, ăn uống, xây và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh đường làng ngõ xóm là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực, giúp nâng cao sức khỏe phụ nữ và người dân, từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng làng quê đáng sống.
Nhằm tránh tình trạng lợi dụng ngập lụt do mưa lớn để xả thải trái quy định ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường trong và sau bão, ngày 7/9, cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm vệ sinh môi trường và xả thải tại một số doanh nghiệp sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội yêu cầu các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tập trung nguồn lực xử lý triệt để tại các khu vực ổ dịch; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi, bảo đảm tỷ lệ phun triệt để cao; triển khai vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại các khu vực nguy cơ có chỉ số côn trùng cao nhằm phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Tại buổi tập huấn, giáo viên và học sinh được các chuyên gia chia sẻ nhiều thông tin hữu ích như hiện trạng và chính sách quản lý rác thải sinh hoạt; kinh nghiệm và giải pháp giảm rác từ quốc tế tới Việt Nam; lộ trình phân loại rác tại nguồn của thành phố Hà Nội.
Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc-Thị Nghè thuộc Dự án Vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2 đang vào giai đoạn tăng tốc thi công, dự kiến hoàn thành đưa vào vận hành trong quý 3 năm 2025.
Hưởng ứng “Tháng Thanh niên” năm 2024 và chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ngày 10/3, tại Đà Nẵng, tổ chức Đoàn Thanh niên Vùng 3 Hải quân phát động và ra quân thực hiện “Ngày Chủ nhật xanh”.
Những ngày cận Tết Nguyên đán, lượng rác thải trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng lên nhiều lần so với ngày thường. Trước tình hình đó, ngành chức năng đã chủ động, nỗ lực phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác thu gom, vận chuyển rác thải bảo đảm vệ sinh môi trường luôn sạch đẹp, tạo điều kiện cho nhân dân vui Xuân, đón Tết.
Ngày 13/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng (Liên hiệp Hội) phối hợp cùng Hội Nghề cá thành phố và Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang tổ chức hội thảo “Tuyên truyền và phổ biến kiến thức về vệ sinh môi trường trong đó có Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang”.
Bằng sự tâm huyết, trách nhiệm, ông Nguyễn Hữu Bằng, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận Khu dân cư số 3, phường Ngọc Khánh (quận Ba Đình) đã góp phần làm thay đổi thói quen của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng khu phố văn minh.
Từ sáng 19/10, các đội hình thanh niên tình nguyện đã đồng loạt ra quân dọn vệ sinh môi trường tại các bãi biển, khu vực quận Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà (thành phố Đà Nẵng) sau ảnh hưởng của mưa lũ.
Với hàng nghìn thôn, bản ở vùng cao, nhưng nhờ nỗ lực, vượt khó của chính quyền địa phương nên phần lớn địa bàn ở tỉnh Bắc Kạn đã có nước sạch, nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên, ở một số địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, cần sớm được tháo gỡ, hỗ trợ.
Ngày 29/6, Thường trực Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến quý II/2023 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã và sở, ban, ngành thành phố.
Ngày 20/5, tại công viên Hoàng Lam (phường 5), Ủy ban nhân dân thành phố Bến Tre tổ chức lễ phát động vớt rác ven sông Bến Tre với sự tham gia của đông đảo lực lượng đoàn viên, thanh niên, ban, ngành, người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn.
Ngày 11/5, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Phan Mạnh Hùng chủ trì cuộc họp với các ngành và chủ đầu tư để tháo gỡ khó khăn tiếp tục thực hiện dự án “Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Ba Đồn”.
Sáng 21/4, tại Trường tiểu học và trung học cơ sở Thái Xuyên (huyện Thái Thụy), Sở Y tế tỉnh Thái Bình và Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy phối hợp tổ chức Lễ phát động tổng vệ sinh môi trường.
Chiều 19/4, đồng chí Tô Xuân Thức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) tổ chức tiếp và đối thoại công khai với người dân trên địa bàn xã Đông Á chung quanh việc thực hiện quy hoạch nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao đặt tại địa phương.
Thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, bão số 4 quét qua địa bàn tỉnh không có thiệt hại về người nhưng gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu, các công trình trường học, trạm y tế.
Sáng 6/8, UBND thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức Lễ phát động ra quân Tháng cao điểm phòng, chống dịch bệnh, tổng vệ sinh môi trường và trồng cây xanh trên địa bàn thành phố Thủ Đức.
Sáng 13/5, tại Trường Trung học cơ sở Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2022.
Ngày 6/10, Báo Nhân Dân có bài “Rác thải ven biển Ninh Thuận gây ô nhiễm nghiêm trọng” phản ảnh tình trạng rác thải tràn ngập tại các khu vực ven biển tỉnh Ninh Thuận đã trực tiếp tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của người dân. Tỉnh Ninh Thuận đã tiếp thu và chỉ đạo xử lý vấn đề này.
Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) vừa tổ chức tặng 1 chiếc xe máy mới cho nữ công nhân vệ sinh môi trường Lê Thị Trâm, nạn nhân vụ cướp tài sản xảy ra vào sáng sớm 3/8.