Ngày 20/8, tại Đà Nẵng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh trên địa bàn miền trung-Tây Nguyên”.
Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.
Mong muốn lan tỏa giá trị và bản sắc lễ hội đến cộng đồng và xã hội, bên cạnh nỗ lực chung tay gìn giữ di sản, nhiều địa phương đã nóng vội tìm cách sân khấu hóa, mở rộng trình diễn, diễn xướng lễ hội. Cách làm này vô tình làm lễ hội phần nào mất đi những giá trị độc đáo.
Tại vùng cao Bắc Kạn, ở những thôn, bản mù sương xa xôi vẫn còn những người già nặng lòng với chữ Nôm Dao, Nôm Tày. Những nét chữ rồng bay, phượng múa trong những cuốn thư tịch cổ úa màu thời gian được lưu giữ cẩn thận. Dù tuổi cao, sức yếu nhưng với tấm lòng mong muốn bảo tồn chữ cổ, những người già lại tình nguyện trở thành những thầy giáo làng dạy chữ Nôm cho lớp trẻ.
Tối 31/12, thành phố Hội An (Quảng Nam) tổ chức lễ công bố gia nhập Mạng lưới các Thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO. Dự lễ có, đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cùng đông đảo người dân và du khách.
Ngày 28/10, tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị văn hóa năm 2023. Đến dự có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Cùng dự có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và một số tỉnh trong nước.
“Dù ai buôn đâu bán đâu/Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về”- câu ca cổ lưu truyền từ bao đời nay trong văn hóa cộng đồng của cư dân miền biển các địa phương phía bắc như mời gọi mọi người đến tham dự lễ hội truyền thống độc đáo của người dân vạn chài vùng biển Đồ Sơn - Lễ hội chọi trâu.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum vừa tổ chức gặp mặt, biểu dương 40 già làng, trưởng thôn tiêu biểu, đại diện cho hơn 1.600 người có uy tín trên toàn tỉnh có nhiều thành tích trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2023.
Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là những giá trị văn hóa gắn liền với con người, môi trường sống của họ mà ở đó, trí tuệ, kinh nghiệm của cộng đồng được đúc kết thành những giá trị lâu đời và được tiếp nối liên tục. Khi xã hội ngày càng phát triển, con người đặt nặng vấn đề vật chất, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đứng trước nguy cơ mai một. Do đó, việc bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể đang được các cấp, ngành của tỉnh Bình Phước đặc biệt quan tâm.
Ngày 10/7, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Cái Răng tổ chức Ngày hội Du lịch “Văn hóa chợ nổi Cái Răng” lần thứ 7, năm 2023.
Nhiều năm qua, Hà Nội kiên trì thực hiện chủ trương "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh", nhờ đó dần tạo lập môi trường, điều kiện thuận lợi cho phát triển văn hóa Thủ đô.
Ngày 18/5, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước tổ chức lễ công bố quyết định về việc Nghề thủ công truyền thống Dệt thổ cẩm của người M’nông sinh sống tại các huyện Bù Mập và Bù Đăng được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sáng 10/5, tại Bảo tàng Hải Phòng, chuyên đề về “Di sản Văn hóa tiêu biểu dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” đã được trưng bày cùng với nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường đã được giới thiệu tới du khách và đông đảo các tầng lớp nhân dân thành phố Cảng.
Việt Nam có bề dày lịch sử hàng nghìn năm do đó việc kết hợp chặt chẽ văn hóa với du lịch là một hướng đi rất quan trọng để du lịch Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian tới.
Sau 3 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, sáng 22/2, tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông, Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả đã tổ chức khai hội Đền Cửa Ông năm 2023.
Chiều 5/1, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La đã tổ chức lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, lần thứ 3 năm 2022.
NDO - Lạng Sơn là địa bàn có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, chính yếu tố này đã tạo nên những di sản văn hóa phi vật thể vô cùng đặc sắc và đa dạng như: các làn điệu dân ca then, sli, lượn, múa sư tử mèo... Để giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã tích cực triển khai công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua việc nghiên cứu, sưu tầm, hệ thống hóa các tư liệu...
Mặc dù đã có những hoạt động kiểm kê, bảo vệ, vinh danh, nhưng nhiều di sản văn hóa phi vật thể vẫn đang đứng trước nguy cơ mai một bởi tác động của nền kinh tế thị trường, quá trình hội nhập và giao thoa, tiếp biến văn hóa, cần có giải pháp căn cơ, lâu dài để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể ở Nghệ An.
Ngày 20/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức họp báo trình UNESCO hồ sơ quốc gia Di sản văn hóa Mo Mường trở thành văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ký trình Thủ tướng Chính phủ danh sách các nghệ nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ ba. Qua hai đợt xét tặng, có nhiều nghệ nhân được vinh danh, tuy nhiên việc chăm lo đời sống cho các nghệ nhân hậu vinh danh vẫn còn nhiều điều cần suy nghĩ.