Mnông

Mnông
  • Tên gọi khác: Pnông, Mnông Nông, Mnông Pré, Mnông Bu đâng, ĐiPri, Biat, Mnông Gar, Mnông Rơ Lam, Mnông Chil, Mnông Kuênh, …

  • Ngôn ngữ: Tiếng nói dân tộc Mnông thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me. Tuy nhiên, trong vốn từ vựng Mnông ít nhiều chịu ảnh hưởng của tiếng Ê-đê thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Đa đảo (ngữ hệ Nam Đảo).

  • Cư trú: Người Mnông phân bố tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Nhưng địa bàn tụ cư truyền thống của người Mnông là khu vực tây nam Tây Nguyên (thuộc hai tỉnh Đắk Nông, Bình Phước và tây nam các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng).

  • Lịch sử: Mnông là 1 trong 12 dân tộc tại chỗ, sinh sống lâu đời ở khu vực Tây Nguyên. Họ là một trong những chủ nhân văn hóa vùng. Nói cách khác, dân tộc Mnông có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội, cũng như gìn giữ và phát huy văn hóa Tây Nguyên.

Nghệ nhân M’nông dệt thổ cẩm.

Văn hóa là động lực cho sự phát triển

Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là những giá trị văn hóa gắn liền với con người, môi trường sống của họ mà ở đó, trí tuệ, kinh nghiệm của cộng đồng được đúc kết thành những giá trị lâu đời và được tiếp nối liên tục. Khi xã hội ngày càng phát triển, con người đặt nặng vấn đề vật chất, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đứng trước nguy cơ mai một. Do đó, việc bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể đang được các cấp, ngành của tỉnh Bình Phước đặc biệt quan tâm.
Đại diện các xã nhận Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Dệt thổ cẩm của người M’nông ở Bình Phước được công nhận là văn hóa phi vật thể

Ngày 18/5, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước tổ chức lễ công bố quyết định về việc Nghề thủ công truyền thống Dệt thổ cẩm của người M’nông sinh sống tại các huyện Bù Mập và Bù Đăng được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Khám phá nhà dài truyền thống của người M'Nông

Khám phá nhà dài truyền thống của người M'Nông

Nhà dài là một trong số các kiểu nhà truyền thống của người M'Nông. Trải qua nhiều thế hệ, ngôi nhà dài tối thiểu 30m, có khi dài đến 100m, bởi mỗi khi trong gia đình có thêm người cưới vợ gả chồng, tách thành hộ riêng, ngôi nhà sẽ được nới dài ra để cùng chung sống. Ngôi nhà dài đã tạo nên một nét văn hóa đặc sắc của người M'Nông và là điểm khám phá thú vị của du khách khi đến với Tây Nguyên.
Già làng và bà mối trùm chăn cho đôi vợ chồng trẻ, một nghi thức trong lễ cưới của người M’nông.

Lễ cưới truyền thống của người M’nông

Người M’nông là một trong những tộc người cư trú lâu đời trên mảnh đất Tây Nguyên và cũng là tộc người còn lưu giữ nhiều phong tục, tập quán văn hóa truyền thống giàu bản sắc. Trong đó, lễ cưới truyền thống - một trong những nghi lễ vòng đời của người M’nông - vẫn giữ được những nét riêng đặc sắc…
Thanh niên Mnông cưỡi voi. (Ảnh: Thành Đạt)

Dân tộc Mnông

Hình thành và phát triển ngay tại vùng núi rừng Tây Nguyên, dân tộc Mnông có khá nhiều phong tục tập quán truyền thống, mang tính đặc trưng và thực sự trở thành một trong những chủ nhân của văn hóa vùng.