Ngay khi có kết quả kiểm tra hiện trường vụ cháy tại di tích quốc gia chùa Phổ Quang (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) hồi cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn yêu cầu cơ quan chức năng ở tỉnh Phú Thọ và các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật bị hư hại tại di tích này, trong đó có bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá (Bệ đá hoa sen).
Mặc dù tự nhận mình chưa có nhiều đóng góp cho Hà Nội, nhưng nếu liệt kê những di sản kiến trúc mà Giáo sư Hoàng Đạo Kính là người chủ trì tu bổ, ai cũng phải ngạc nhiên.
Ở bản Yên Hòa, xã Mỹ Lý, huyện 30a biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) có tòa tháp cổ Xốp Lợt mang kiến trúc Phật giáo hiếm hoi. Công trình có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương nơi đây. Đây còn là địa chỉ tham quan và trải nghiệm của du khách. Tuy nhiên theo thời gian, tòa tháp cổ này bị hư hỏng nghiêm trọng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào nếu không được tu bổ, tôn tạo kịp thời.
Sau khi đi vào hoạt động, các trưng bày về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng và Báo chí chiến khu Việt Bắc tại Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng không chỉ góp phần lưu giữ và giới thiệu những tư liệu, hiện vật báo chí giá trị giai đoạn 1946-1954 mà còn khẳng định được những thành quả to lớn của Báo chí Cách mạng Việt Nam trong các cuộc đấu tranh vệ quốc và trong hành trình kiến thiết đất nước.
Chiều 3/8, Ủy ban nhân dân thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ khánh thành di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) sau gần 19 tháng trùng tu. Đây là một trong các hoạt động hướng đến chào mừng kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999-4/12/2024).
Những ngày gần đây, dư luận xôn xao bởi di tích chùa Cầu (thành phố Hội An, Quảng Nam) có một diện mạo "mới" khi chuẩn bị được khánh thành sau một thời gian tu bổ. Rất nhiều ý kiến cho rằng, di tích đã bị "trẻ hóa" sau khi được đầu tư trùng tu với kinh phí hơn 20 tỷ đồng.
Bên cạnh khối lượng lớn những tài liệu quý đang được bảo quản tại các trung tâm lưu trữ nhà nước, địa phương, hiện nước ta có không ít tài liệu giá trị đang được các cá nhân, gia đình, dòng họ, cơ sở thờ tự cất giữ, trong đó có nhiều tài liệu với tuổi đời hàng chục, hàng trăm năm, chứa đựng những ký ức quan trọng với quốc gia, dân tộc. Điều đáng nói là, do chưa được bảo quản đúng cách, nhiều tài liệu bị hư hỏng trầm trọng, đòi hỏi cần có những hỗ trợ kịp thời trong công tác tu bổ, phục chế.
Đèo Lũng Lô thuộc bản Dạ, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đèo còn có tên gọi khác là Đèo Đao. Lũng Lô là một địa danh đã đi vào sử sách trong cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng của dân tộc như một huyền thoại. Nơi nhà thơ Tố Hữu ghi lại những câu ca vang dội và hào hùng của quân và dân cả nước, dốc sức tiếp tế cho chiến trường Điện Biên Phủ qua đèo.
Quy hoạch khu vực bảo tồn, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) nhằm quản lý và bảo vệ danh thắng Ngũ Hành Sơn hài hòa với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, dịch vụ du lịch; là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các giá trị cảnh quan đặc trưng, hệ sinh thái của khu vực danh lam thắng cảnh.
Với những dấu ấn văn hóa đặc sắc, sự đa dạng trong phong tục, tập quán,... các di sản văn hóa của Việt Nam luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách trong nước và quốc tế.
Ngày 29/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học “Bài trí, sắp xếp đồ thờ, nội thất trong di tích Quốc gia Thái miếu nhà Hậu Lê, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa”.
Thanh Hóa có 1.535 di tích, trong đó có hơn 800 di tích đã được xếp hạng. Gần đây, công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, nhất là quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện chưa nghiêm theo quy định pháp luật về di sản văn hóa.
Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục, tu bổ, tôn tạo các di tích. Tuy nhiên, nhiều trường học chưa đáp ứng được những tiêu chí của trường chuẩn quốc gia do thiếu kinh phí đầu tư trang, thiết bị dạy và học. Bên cạnh đó, các di tích bị xuống cấp do các địa phương thiếu kinh phí tu bổ. Để tháo gỡ những khó khăn trên, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND bổ sung nguồn vốn đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích, tạo điều kiện cho các địa phương phát triển công nghiệp văn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô trong tương lai.
NDO - Tỉnh Tuyên Quang vừa quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào gắn với phát triển du lịch đến năm 2025.
Thạch Thất là địa bàn có số lượng di tích lớn trên địa bàn thành phố, với 209 di tích các loại. Trong đó, có 101 di tích đã được xếp hạng ở các cấp. Trong những năm qua, huyện Thạch Thất đã quan tâm, đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị di tích với nguồn đầu tư lớn. Tuy nhiên, Thạch Thất còn gặp không ít khó khăn về huy động vốn xã hội hóa trong công tác tu bổ từ nay đến năm 2025.
Thanh Hóa có 1.535 di tích đã được kiểm kê, bảo vệ, trong đó có 852 di tích đã được xếp hạng. Cùng nguồn ngân sách bố trí cho công tác bảo quản, hỗ trợ chống xuống cấp di tích, đầu tư phát huy giá trị các di tích trọng điểm, nhiều địa phương của Thanh Hóa đã huy động nguồn vốn xã hội hóa cho việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, chiều 25-3, tại thôn Mới, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích Nhà bia cơ quan Trung ương Đoàn ở và làm việc năm 1953.
Ngày 6-1, Báo Nhân Dân điện tử tiếp tục nhận được Văn bản số 9444 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc chuẩn bị đầu tư dự án Tu bổ di tích lịch sử theo Nghị quyết số 71/2019/NQ-HĐND ngày 23-10-2019 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.