Người dân trảy hội Đền Hùng.

Tháng ba, trảy hội Đền Hùng

Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba - câu ca ấy bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người con đất Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, làm công việc gì, cứ đến ngày Giỗ Tổ, người dân trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài lại hướng về Đền Hùng, một lòng thành kính, thắp nén tâm nhang tri ân công đức tổ tiên.
Phụ nữ Dao ở Tuyên Quang trong trang phục truyền thống.

Tuyên Quang bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Tuyên Quang là tỉnh miền núi, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng, dân tộc. Với 658 di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh, 425 di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc, tỉnh Tuyên Quang xác định văn hóa là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Các nghệ nhân ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) trình diễn nghệ thuật hát Kiều.

Di sản hát Kiều nơi tả ngạn sông Gianh

Hát Kiều là một trong các loại hình nghệ thuật dân gian được hình thành từ việc thể hiện kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Song nghệ thuật này có đặc trưng riêng là thể hiện tính độc đáo, giàu sức sáng tạo, gắn bó với đời sống tinh thần của người dân vùng tả ngạn sông Gianh, được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện di sản này đang tiếp tục được tỉnh Quảng Bình gìn giữ, trao truyền, lan tỏa và phát huy, làm đẹp thêm cuộc sống.
Đà Nẵng sẽ nâng cấp Lễ hội Cầu ngư truyền thống - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lên Lễ hội cấp thành phố.

Xây dựng đô thị giàu bản sắc văn hóa

Thành phố Đà Nẵng hiện có 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có 3 di sản là nghề thủ công truyền thống. Công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc nói chung, các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nói riêng hiện đang được các cấp chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm. Với việc ban hành các đề án cụ thể, Đà Nẵng kỳ vọng phát huy được các giá trị cốt lõi của di sản, hướng tới xây dựng đô thị giàu bản sắc văn hóa gắn với phát triển kinh tế-xã hội.
Địa điểm xuất quân Liên quân Việt-Lào ở Quảng Ngãi được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia

Địa điểm xuất quân Liên quân Việt-Lào ở Quảng Ngãi được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia

Sáng 22/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 612/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đối với Địa điểm xuất quân Liên quân Việt-Lào tại thôn Đề An, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi).
Lễ chuyển giao ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” từ Pháp về Việt Nam. (Ảnh Cục Di sản văn hóa cung cấp)

Chiến lược đồng bộ và dài hơi trong hồi hương cổ vật

Những năm gần đây, nhờ sự vào cuộc của chính quyền các cấp và những tổ chức, cá nhân yêu di sản trong nước và ngoài nước, một số cổ vật quý bị mất hoặc vì những lý do lịch sử bị mang ra khỏi nước ta, đã được đưa về Việt Nam. Gần đây nhất, khi ấn “Hoàng đế chi bảo” của vương triều Nguyễn xuất hiện trong danh sách phiên đấu giá tại Pháp, vấn đề đưa cổ vật lưu lạc về cố hương để bảo quản, phát huy giá trị mới thật sự được cộng đồng quan tâm. Câu chuyện này cũng gióng lên hồi chuông về việc cần thiết phải có một chiến lược tổng thể để hồi hương cổ vật.
Biểu diễn Ðờn ca tài tử tại Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh QUỐC THANH)

Nghệ thuật Đờn ca tài tử tỏa sáng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Dù không ít thăng trầm, nghệ thuật Ðờn ca tài tử Nam Bộ vẫn bền bỉ chảy trong đời sống tinh thần của người dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Phong trào Ðờn ca tài tử hoạt động sôi nổi, thu hút nhiều bạn trẻ bằng sự kết hợp tinh tế giữa tiếng ca ngọt ngào, lời thơ sâu lắng, tiếng đờn mượt mà, để âm nhạc truyền thống đặc trưng của vùng đất phương nam tiếp tục được phát triển và tỏa sáng.
Bảo tồn, tu bổ tháp Chăm Chiên Đàn nhằm phục hồi, ổn định lâu dài cho cấu trúc di tích.

Gần 17 tỷ đồng phục hồi, phát huy giá trị di tích tháp Chăm Chiên Đàn

Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam cho biết, ngày 25/12, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích tháp Chăm Chiên Đàn (xã Tam An, huyện Phú Ninh), với tổng mức đầu tư gần 17 tỷ đồng.
Hát trống quân trên thuyền ở xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Kỳ 2: Chung tay cho lời ca, điệu hát vươn xa

Để di sản văn hóa Hà Nam lan tỏa trong đời sống, ngoài sự nhiệt tình tiếp lửa của các nghệ nhân, nghệ sĩ, cũng rất cần nhiệt huyết của người “nhận lửa”. Chính các thế hệ người dân, với lòng yêu nghệ thuật truyền thống đã chung tay gìn giữ, tạo điều kiện cho người thân, con cháu học tập, tiếp bước người đi trước, giữ di sản nghệ thuật truyền thống tồn tại trong dòng chảy cuộc sống. Nhờ đó, đến nay Hà Nam đã có 12 di sản được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Làng cổ Đường Lâm, Hà Nội. (Ảnh: Nina May)

Hoàn thiện những quy định trong quản lý di sản văn hóa

Sau hơn 20 năm thực thi, trước những thay đổi về kinh tế, xã hội, văn hóa và giao lưu văn hóa quốc tế thực tiễn đòi hỏi Luật Di sản văn hóa cần có những điều chỉnh cho phù hợp để công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa ngày càng tăng cường vai trò trong cuộc sống, thúc đẩy các nguồn lực phát huy hiệu quả cao nhất, đồng thời ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, phản văn hóa.
Tiết mục "Vọng nguyệt tri ân" mở đầu chương trình nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản tỏa sáng”.

Đờn ca tài tử Nam bộ-Di sản tỏa sáng

Tối 8/12, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mang chủ đề “Đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản tỏa sáng” nhân kỷ niệm 10 năm Ngày UNESCO chính thức ghi danh loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử vùng Nam Bộ của Việt Nam vào danh sách di sản phi vật thể đại diện của nhân loại (5/12/2023-5/12/2023) tại Khu A - Công viên 23/9, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều chuyên gia đề xuất phải giữ cầu Long Biên khi cải tạo bãi giữa sông Hồng. (Ảnh HỮU NGHỊ)

Tìm giải pháp quy hoạch, cải tạo bãi nổi sông Hồng

Khu vực nội thành Hà Nội có diện tích nhỏ, mật độ dân số đông, thiếu không gian công cộng. Song chỉ cách trung tâm thành phố không xa lại có hơn 300 ha đất để hoang phí - đó chính là bãi nổi sông Hồng. Sau khi Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (tỷ lệ 1/5.000) được phê duyệt, thành phố Hà Nội đang tìm giải pháp quy hoạch, cải tạo bãi nổi một cách an toàn, bền vững.
Ðội múa sư tử của xã Hải Yến, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) biểu diễn trong ngày hội Lồng Tồng.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản múa sư tử

Năm 2017, múa sư tử của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng... tỉnh Lạng Sơn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ đó đến nay, công tác bảo tồn luôn được các cấp, ngành và nhiều người dân ở các địa phương trong tỉnh quan tâm, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị di sản.
Du lịch Tây Nguyên muốn phát triển bền vững phải dựa vào cộng đồng và hệ thống giá trị văn hóa đặc trưng.

Hiến kế cho du lịch Tây Nguyên

Sau thời gian “ngủ đông” vì đại dịch Covid-19, ngành du lịch khu vực Tây Nguyên dường như đang vươn mình theo nhịp chung cùng đất nước. Để ngành “công nghiệp không khói” từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực cho kinh tế-xã hội của vùng thì các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều việc phải làm…
Hát then, đàn tính được trình diễn tại nhiều sự kiện trong tỉnh Cao Bằng.

Để tiếng then, đàn tính mãi ngân xa

Theo một số nguồn tư liệu, tại Cao Bằng, hát then và đàn tính đã có từ lâu đời. Ðến thế kỷ 15 và 16, khi nhà Mạc lên Cao Bằng, thì hát then và đàn tính đã được đưa vào cung đình, biểu diễn cho vua chúa và quan lại nghe xem. Chính vì thế, hát then và đàn tính ở tỉnh Cao Bằng đã có lịch sử lâu đời với những nét độc đáo riêng.
Anh Nguyễn Thanh Tùng chăm chút từng góc nhỏ trong công trình “Cố đô Huế thu nhỏ”.

Mang Huế về giữa sân nhà

Hơn 20 năm trước, khi vừa từ Australia trở về, anh Nguyễn Thanh Tùng (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) quyết định bắt tay thực hiện ước mơ ấp ủ suốt thời niên thiếu: Tái hiện “Cố đô Huế thu nhỏ” ngay khuôn viên nhà mình để mẹ vơi bớt nỗi nhớ quê. Sau bảy năm miệt mài, anh mở cửa đón tất cả mọi người ghé thăm.
Rước kiệu về Đền Hùng là nét đẹp văn hóa của người dân đất Tổ trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương.

Tăng cường truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật về văn hóa

Phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò hết sức quan trọng để đưa chính sách pháp luật của Nhà nước vào đời sống. Trong lĩnh vực văn hóa, vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện truyền thông thời gian qua được dư luận hết sức quan tâm vì sẽ góp phần tích cực nâng cao nhận thức, ngăn ngừa, chấn chỉnh kịp thời những hành vi xâm hại giá trị của di sản, phản văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục,...