Hiện, cả nước có khoảng 17 triệu công nhân, trong đó hơn 60% làm việc tại các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Công nhân, lao động ở các khu, cụm công nghiệp, chủ yếu là thanh niên tuổi đời còn trẻ, là lao động phổ thông, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, dễ bị lôi kéo, tác động bởi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.
Ngày 29/10, Công an tỉnh Bình Dương cho biết, Đại tá Trần Văn Chính, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa chủ trì Lễ khen thưởng nóng Công an các đơn vị, địa phương có thành tích xuất sắc trong điều tra khám phá nhanh các vụ án góp phần bảo đảm an ninh trật tự.
Tình trạng lừa đảo trực tuyến ngày càng trở nên phức tạp. Một trong những nhóm đối tượng được tội phạm này nhắm tới chính là người lao động. Do đó, việc nâng cao nhận thức của người lao động, cũng như tăng cường trách nhiệm của người sử dụng lao động, các cơ quan, đơn vị có liên quan là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Ngày 30/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đã kết luận điều tra và đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh truy tố Ngô Văn Bằng, sinh năm 1998, trú tại thôn Vườn Chay, xã Tiền An và Bùi Thanh Mạnh, sinh năm 1994, trú tại thôn Giếng Méo, xã Tiền An, thị xã Quảng Yên về tội “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự.
Ngày 24/4, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các đơn vị nghiệp vụ vừa triệt phá đường dây cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy mô rất lớn với mức giao dịch gần 4.000 tỷ đồng.
Ngày 23/2, Công an huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện vừa ban hành quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Minh Hậu, sinh năm 1995, trú tại buôn Drài Điết, xã Dliê Yang về hành vi “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” với mức lãi suất dao động từ 4.000-5.000 đồng/1 triệu/ngày, thu lời bất chính hơn 160 triệu đồng.
Ngày 28/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết đã ra lệnh tạm giữ hình sự đối với Trần Văn Dương, sinh năm 1997, trú tại thôn 2, xã Hoàng Tân, thị xã Quảng Yên để điều tra làm rõ hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng, báo chí trong tỉnh Thanh Hóa nhận được phản ánh, tin báo tội phạm tín dụng đen hoạt động phức tạp, có biểu hiện “cấu kết” cưỡng đoạt tài sản của công dân.
Ngày 23/1, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Ngô Văn Bằng, sinh năm 1998, trú tại thôn Vườn Chay, xã Tiền An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Ngày 18/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 4 đối tượng về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Ngày 5/1, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An vừa chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan triệt phá đường dây cho vay nặng lãi, bắt giữ nhiều đối tượng liên quan.
Thời gian qua, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều hội, nhóm “rủ nhau bùng nợ” gây nhiều hệ lụy cho tổ chức tín dụng, nhưng không bị xử lý… Điều này làm cho hoạt động thu hồi nợ, nhất là nợ tín dụng tiêu dùng của tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn.
Ngày 18/12, Đại tá Trần Mạnh Hải, Trưởng Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Hòa Bình cho biết: Thực hiện đợt cao điểm đấu tranh trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, trong ngày đầu ra quân, các đơn vị đã đấu tranh, triệt phá nhiều ổ nhóm tội phạm hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động “tín dụng đen” đã len lỏi đến nhiều địa bàn vùng cao ở tỉnh Bắc Kạn. Dịp cuối năm, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, trong bối cảnh một bộ phận người dân còn khó khăn về kinh tế càng dễ tạo điều kiện cho loại tội phạm này nở rộ.
Sáng 30/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Tuổi Trẻ tổ chức Hội thảo ‘‘Xóa sổ tín dụng đen - bằng cách nào?”. Thông tin về công tác đấu tranh tội phạm tín dụng đen tại hội thảo, Thượng tá Lê Vinh Tùng, Phó Phòng trọng án Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an), cho biết tình hình tội phạm liên quan đến tín dụng đen diễn biến phức tạp.
Từ ngày 15/12/2023, Bộ Công an yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ; kịp thời triển khai các biện pháp, đấu tranh hiệu quả, góp phần giữ vững an ninh trật tự, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Ngày 18/11, Công an thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ 4 đối tượng trong một nhóm chuyên hoạt động “tín dụng đen”, với mức cho vay lãi suất lên đến 438%/năm.
Ngày 18/11, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bình Dương cho biết vừa phát hiện và triệt xóa nhóm đối tượng có biểu hiện cho vay lãi nặng với lãi suất tương đương 360% đến 547%/năm.
Ngày 16/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 tháng đối với 2 đối tượng để điều tra làm rõ hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Để các công ty tài chính tiêu dùng vững tâm hoạt động, tiếp tục cho vay, mở rộng mạng lưới và quy mô hoạt động đến khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, góp phần hạn chế “tín dụng đen” và thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các công ty tài chính là hết sức cần thiết.
Sáng 30/10, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự vừa điều tra làm rõ và bắt giữ đối tượng Đinh Đức Trọng 33 tuổi, trú tại xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội vào Đắk Lắk để hoạt động tín dụng đen với lãi suất cho vay lên đến 365%/năm.
Việc tham gia hụi, họ là một hoạt động theo tập quán của người dân, nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau, dựa trên những ràng buộc về niềm tin, lợi ích và quy định pháp luật. Hoạt động này phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật về dân sự, hành chính và hình sự để phòng ngừa các vi phạm, biến tướng của hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cho vay lãi nặng…
Ngày 6/10, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, lực lượng chức năng của đơn vị phối hợp với Công an tỉnh Quảng Trị triệt phá thành công chuyên án “tín dụng đen” cho vay với lãi suất 110-360%/năm.
Thời gian gần đây tại một số địa phương xuất hiện các phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm "tín dụng đen" khiến dư luận bức xúc. Cụ thể, để thực hiện trót lọt hành vi phạm tội, các đối tượng thường lợi dụng công nghệ cao để lập ra ứng dụng, trang web, các trang mạng xã hội, ứng dụng vay tiền trực tuyến, tiếp cận người vay và cho vay với lãi suất "cắt cổ", gây nên những hệ lụy khó lường… Để ngăn chặn tình trạng này, các cơ quan có thẩm quyền đã đề ra nhiều giải pháp hiệu quả và đồng bộ.
Nợ xấu vay tiêu dùng tăng nhanh, tình trạng “rủ nhau bùng nợ” dần phố biến, sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy không chỉ với các công ty tài chính, mà cả với chính người đi vay, những người xung quanh và xã hội.
Tại thành phố Hải Phòng, Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương đã khai mạc Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ tư năm 2023, khu vực phía bắc với sự góp mặt của 26 đội thi của các tỉnh, thành phố.