Với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Bình, cuộc sống luôn gắn bó với rừng. Rừng có “linh hồn”, sống hòa mình vào rừng sẽ nhận được sự yên bình, chở che từ Mẹ thiên nhiên. Nhờ đó quan niệm và truyền thống tốt đẹp đó mà nhiều diện tích rừng dưới điệp trùng của dãy Trường Sơn được giao cho đồng bào giữ luôn được bảo vệ, gìn giữ tốt. Bây giờ, bà con còn được hưởng lợi từ rừng qua việc bán tín chỉ carbon.
Cộng đồng có thể tự đo đếm sinh khối, đưa ra được hệ số quy đổi sinh khối tươi sang sinh khối khô của 3 loài bần, mắm, đước bằng các phương pháp khoa học tin cậy. Đây là một kết quả quan trọng của hoạt động “Đo lường carbon rừng ngập mặn tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng”, đóng góp vào nội dung Hướng dẫn kỹ thuật điều tra, đo đếm carbon rừng ngập mặn mới được Cục Lâm nghiệp ban hành tại Quyết định số 316/QĐ-LN-SXLN ngày 29/10/2024 để áp dụng cho toàn quốc.
Ngày 26/10, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển kinh tế (IDE), Tạp chí điện tử Kinh tế và Phát triển tổ chức Hội thảo “Thị trường tín chỉ carbon: Những biện pháp căn cơ cho phát triển bền vững”.
Tối 12/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tập Đoàn Tín Thành và Quỹ tài trợ vốn Anderson Management Capital chính thức ký kết hợp đồng tín dụng tổng trị giá 270 triệu USD để triển khai các dự án chuyển đổi năng lượng.
Ngày 9/10, tại thành phố Đồng Hới diễn ra lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình (9/10/1974-9/10/2024). Đây là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong công tác giữ rừng, giúp cho Quảng Bình có tỷ lệ che phủ rừng đạt 68,7%, đứng thứ 2 toàn quốc.
Ngày 7/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, nghe báo cáo và thống nhất một số nội dung để hoàn thiện đề án thành lập phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.
Ngày 19/9, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức Diễn đàn “Phát triển bền vững 2024” với chủ đề “Tăng tốc cho nền kinh tế Net Zero”. Đây là sự kiện thuộc chuỗi sự kiện Diễn đàn Kinh tế xanh thường niên do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.
Nhiều doanh nghiệp, các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã chú trọng phát triển các chiến lược xanh, tạo nên một xu thế chuyển đổi xanh trong cộng đồng, khởi động cho thị trường tín chỉ carbon mạnh trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi tham gia thị trường carbon.
Ngành nông nghiệp các địa phương vùng Tây Nam Bộ đã khởi động mô hình canh tác lúa thông minh hưởng ứng đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030; giúp người dân được hưởng lợi từ việc gia tăng giá trị sản phẩm và bán được tín chỉ carbon.
Ngày 23/8, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm: “Thị trường tín chỉ carbon - đường đến Net Zero” nhằm cung cấp thông tin về quá trình chuẩn bị cho thí điểm vận hành thị trường này, cũng như những đề xuất, gợi ý để vận hành thị trường hiệu quả.
Năm 2024, Chính phủ chính thức đưa cây dừa trở thành cây công nghiệp chủ lực quốc gia, cây dừa đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển. Đặc biệt, ngành nông nghiệp đang phát triển trồng dừa phát thải carbon thấp, phát triển xanh, bền vững và hướng đến Net Zero để nâng cao thu nhập cho nông dân.
Ngày 16/8, Trường Chính sách công và phát triển nông thôn phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam và Công ty Trách nhiệm hữu hạn hệ sinh thái VOS HOLDINGS tổ chức Tọa đàm chủ đề “Tín chỉ carbon và nguồn nhân lực cho thị trường tín chỉ carbon”. Tọa đàm thu hút gần 100 đại biểu tham dự trực tiếp và gần 700 điểm cầu trên toàn quốc.
Ngày 16/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre phối hợp với Trường đại học Cần Thơ và Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học ngành dừa với chủ đề: “Bến Tre phát triển xanh và bền vững hướng đến net zero”.
Thực hành ESG (môi trường-xã hội-quản trị doanh nghiệp) và phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu mà mọi quốc gia hướng tới. Tại Việt Nam, với vai trò trung gian tài chính, cung ứng vốn cho nền kinh tế, ngày càng nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính áp dụng ESG vào hoạt động thực tiễn để hướng tới mục tiêu này.
Các động lực mới cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến từ việc chuyển đổi nền kinh tế, nhất là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và tập trung vào các ngành công nghiệp mới mà Việt Nam có nhiều tiềm năng như chip bán dẫn.
Để thúc đẩy hành trình xanh hóa nền kinh tế, tài chính xanh là một phương thức đặc biệt mà các quốc gia trên thế giới đều coi trọng. Tại Việt Nam, tài chính xanh là hướng đi cần thiết trong việc triển khai chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và đã đạt được những kết quả quan trọng ban đầu.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.
Chiều 25/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp. Hội nghị được kết nối từ điểm cầu Văn phòng Chính phủ với 42 địa phương có các công ty nông, lâm nghiệp.
Ngày 20/4, Báo Tuổi Trẻ phối hợp Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Liên minh tái chế bao bì Việt Nam cùng các đơn vị xây dựng và triển khai dự án truyền thông và sự kiện với tên gọi “Việt Nam xanh”.
Giai đoạn 2023-2025, Quảng Bình nhận được hơn 235 tỷ đồng từ việc bán tín chỉ carbon, qua đó mang lại nguồn thu cho các chủ rừng, góp phần hiệu quả vào công tác quản lý, bảo vệ rừng theo hướng bền vững. Nguồn kinh phí này được phân bổ khá lớn cho các đơn vị chủ rừng trong tỉnh nhưng việc chi trả gặp nhiều khó khăn do các quy định còn chồng chéo và chưa sát thực tế.
Ngày 12/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Doanh nghiệp xã hội Green Journey và Tập đoàn Gia Bảo phối hợp ra mắt dự án Hạt điều xanh với mục tiêu phát triển chuỗi giá trị bền vững cho sản phẩm nông nghiệp đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành kế hoạch chia sẻ lợi ích từ bán tín chỉ carbon và đang tổ chức tập huấn để phân bổ cho các địa phương được hưởng lợi từ nguồn thu này.
Ngày 15/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội thảo về vai trò, nhiệm vụ của khuyến nông, khuyến nông cộng đồng thực hiện đề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.
Ngày 29/2, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) tổ chức “Tọa đàm chính sách thị trường carbon: Dự báo tác động và định hướng chính sách từ Thành phố Hồ Chí Minh”.
Để hình thành, bổ sung phương pháp luận, kinh nghiệm thực tiễn cho mục tiêu phát triển bền vững tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050, chiều 12/1, Sở Xây dựng Điện Biên chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học phát triển đô thị, khu công nghiệp xanh, thông minh gắn với thị trường tín chỉ carbon trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang nghiên cứu sửa đổi các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone và xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.
Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 đánh dấu một mốc rất quan trọng, lần đầu tiên ngành lâm nghiệp đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng).
Năm 2023, Quảng Bình cùng 5 tỉnh Bắc Trung Bộ nhận được hơn 82 tỷ đồng từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon. Đây là khoản kinh phí lớn để góp phần nâng cao công tác quản lý, bảo vệ rừng và hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân sống gắn bó với rừng.
Lần đầu tiên và bắt đầu từ năm 2023, Quảng Bình cùng 5 tỉnh Bắc Trung Bộ nhận được nguồn tiền từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng để tạo thêm nguồn kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân sống gắn bó với rừng.
Hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo thỏa thuận chung tại Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), thị trường carbon đang dần hình thành ở các quốc gia. Thị trường carbon là nơi để các quốc gia thừa hoặc thiếu quyền phát thải được bán hoặc mua quyền phát thải đó.