Hơn 10 ngày nay, Công trình cải tạo vỉa hè đường Phạm Ngũ Lão, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp thi công ảnh hưởng lối ra vào nhà của nhiều hộ dân.
Sau hơn 1 năm Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định 32/2023/QĐ-UBND ngày 26/7/2023 về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố (có hiệu lực từ ngày 1/9/2023), Quyết định này đang được thành phố xem xét bãi bỏ, bảo đảm đồng bộ với Nghị định số 165/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ về thi hành một số điều của Luật Đường bộ.
Uỷ ban nhân dân quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh chính thức tổ chức áp dụng thí điểm thu phí tạm thời vỉa hè tại 11 tuyến đường đủ điều kiện kinh doanh, mua bán hàng hoá theo Quyết định 32 ngày 26/7/2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Mới 2 tháng đưa vào sử dụng, làm mới, vỉa hè đường Thủ Khoa Huân (thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) lại tiếp tục được “xới tung”, nham nhở, gây ảnh hưởng đến người dân đi bộ, kinh doanh. Tại sao lại xảy ra thực trạng này?
Nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố danh mục các tuyến đường thực hiện thu phí lòng đường, vỉa hè để công khai thu phí, đúng đối tượng, mang lại nguồn thu chính đáng cho ngân sách thành phố.
Những ngày qua, vỉa hè, lòng đường các tuyến phố: Bà Triệu, Tam Trinh, Trần Thái Tông, Duy Tân, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển, Lê Duẩn... xuất hiện tình trạng vật liệu xây dựng tập kết ngổn ngang, mặt đường bị xới tung để thi công.
Vào thời gian chuyển mùa, thành phố Hà Nội những ngày qua như chìm trong màn sương mờ. Điều đáng nói là "màn sương" này không phải đến từ lý do tự nhiên mà bởi... nhân tạo, như việc đào đường, xây dựng, chỉnh trang đô thị cả ngày lẫn đêm... mà không bảo đảm các yếu tố an toàn.
Sau nhiều lần đưa ra lấy ý kiến của các đơn vị, các ngành, các thành phần trong xã hội, Quyết định 32/2023/QÐ-UBND (Quyết định 32) về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chính thức ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/9 tới. Quyết định này thay thế Quyết định 74/2008/QÐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố quy định về quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố.
Làm thế nào để quản lý và khai thác vỉa hè tại khu vực nội thành của Hà Nội một cách hiệu quả, để vừa bảo đảm trật tự đô thị, vừa tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ là những vấn đề đang được người dân quan tâm, đòi hỏi các cơ quan chức năng của thành phố cần sớm có quyết đáp để đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Với một địa phương năng động như Thành phố Hồ Chí Minh, khái niệm “kinh tế vỉa hè” luôn được nhiều người dân quan tâm; bởi đây là dư địa để tạo ra nguồn thu rất lớn trong hoạt động kinh doanh, buôn bán hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều năm qua, tài sản này gần như được sử dụng “miễn phí” hoặc đóng phí nhưng không có sự thống nhất, đồng bộ ở nhiều tuyến đường, địa phương, gây thất thoát, lãng phí, mất mỹ quan đô thị, trật tự, an toàn giao thông.
Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng vừa được công nhận là đô thị loại 2. Tuy nhiên, nhiều năm qua, vỉa hè vẫn bị chiếm dụng để kinh doanh. Thậm chí, nhiều tuyến đường không còn vỉa hè do nạn bao chiếm, sử dụng sai mục đích kéo dài, gây bức xúc trong dư luận.
Nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu "Tỉnh an toàn giao thông", Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang đã yêu cầu các địa phương mở đợt cao điểm tổng kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh.
Nhiều thành phố của Pháp, trong đó có thủ đô Paris từ lâu đã nổi tiếng với những quán ăn, cà-phê gây ấn tượng với khoảng không được bài trí đẹp mắt nơi vỉa hè. Vậy nước Pháp quy định sử dụng vỉa hè thế nào để các cửa hàng vẫn có thể bán hàng mà không làm mất không gian của người đi bộ?
Hơn một tháng kể từ khi Hà Nội bắt đầu Chiến dịch lập lại trật tự vỉa hè với phương châm “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, nhưng nhiều nơi trong thành phố vẫn tái diễn tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa”. Mặc dù nhiều người đồng tình, nhưng cũng không ít nghi ngại, bởi vấn đề lập lại trật tự vỉa hè vấp phải rất nhiều khó khăn.
Tình trạng chiếm dụng vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán đang là vấn đề nóng ở các đô thị, nhất là những thành phố lớn. Các lực lượng chức năng đã nhiều lần ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhưng sau đó vỉa hè lại bị "tái chiếm".
Sau những ngày cao điểm ra quân lập lại trật tự của các cấp chính quyền để “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, phóng viên Báo Nhân Dân đã có những ghi nhận về suy nghĩ, cảm nhận của người dân địa phương, du khách và cả những chủ cơ sở kinh doanh về câu chuyện “vỉa hè”, một câu chuyện chưa bao giờ đơn giản như cái tên của nó.
Sau gần một tháng ra quân tổng kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan vỉa hè, lòng đường, tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội có chuyển biến; tuy nhiên, kết quả chưa bền vững do thiếu giải pháp căn cơ, bài bản.
Từ ngày 1/3, Hà Nội bắt đầu tổng kiểm tra và xử lý trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè theo Kế hoạch 01 của Ban chỉ đạo 197 Thành phố. Quận Hoàn Kiếm là một trong những điểm nóng của đợt ra quân lần này. Nhiều tuyến phố tại địa bàn quận trung tâm đã ghi nhận sự thay đổi, giành lại không gian vỉa hè cho người đi bộ.
Với phương châm "giành lại vỉa hè cho người đi bộ", lực lượng chức năng của Hà Nội đang thể hiện quyết tâm lập lại trật tự vỉa hè, đưa không gian này trở về đúng “sứ mệnh” vốn có của nó. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trò chuyện với Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Phùng Quang Thắng, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị SGO Travel, Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Lữ hành Việt Nam cho rằng, việc quy hoạch và quản lý tốt vỉa hèsẽ mang lại lợi ích rất lớn, đặc biệt gia tăng sức hấp dẫn của du lịch đô thị.
Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 ban hành ngày 15/2/2023 của Ban Chỉ đạo 197 thành phố, các lực lượng chức năng Hà Nội đã, đang tiến hành “chiến dịch” tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn thành phố. Cao điểm chiến dịch diễn ra trong tháng 3, đặc biệt từ ngày 21/3, lực lượng chức năng xử lý nghiêm tất cả các hành vi vi phạm, với quyết tâm trả lại nguyên trạng hè phố.
Từ đầu tháng 3/2023 đến nay, thực hiện Kế hoạch 01/KH-BCĐ197 của Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội, một lần nữa, các lực lượng chức năng của Thủ đô ra quân tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông.
Thành phố Hà Nội lên kế hoạch xử lý nghiêm việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh; xử lý nghiêm việc tổ chức các điểm trông giữ xe trái phép, làm bục bệ lấn chiếm… Lực lượng chức năng sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý các trường hợp sai phạm từ ngày 21/3.
Thực trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè là vấn đề nhức nhối của Thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm qua. Vấn đề này đã và đang gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.
Sau khi Báo Nhân Dân phản ánh có hàng loạt hố cống trên vỉa hè, tuyến đường đang thi công không có nắp đậy, gây nguy hiểm cho người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ ở thị xã Gò Công (Tiền Giang), đơn vị chức năng đã nhanh chóng khắc phục đậy kín, bảo đảm an toàn.