Festival với chủ đề "Sa Pa - Thổ cẩm miền sương mây" sẽ được tổ chức tại Sa Pa từ ngày 8-10/11.

Festiva Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa diễn ra từ ngày 8-10/11

Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa” với chủ đề: “Sa Pa - Thổ cẩm miền sương mây” sẽ được tổ chức tại Sa Pa (Lào Cai) từ ngày 8-10/11. Đây là sản phẩm du lịch mang thương hiệu của tỉnh Lào Cai, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, trong đó phát triển các sản phẩm thổ cẩm để đáp ứng nhu cầu du khách.
Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm “Vũ điệu Ban Mê” diễn ra trong khuôn viên Biệt Điện Bảo Đại, thành phố Buôn Ma Thuột, dưới những tán cây cổ thụ tạo cho không gian thêm huyền ảo, kỳ bí, đầy màu sắc.

[Ảnh] Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm "Vũ điệu Ban Mê"

Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm “Vũ điệu Ban Mê” được tổ chức dưới tán cây cổ thụ trong khuôn viên Biệt Điện Bảo Đại nằm giữa lòng thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, trung tâm của Tây Nguyên đại ngàn càng làm cho chương trình thêm phần huyền ảo, kỳ bí, đưa người xem như trở về thời kỳ xa xưa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Múa sư tử Mèo được các nghệ nhân tham gia trình diễn tại lễ hội Háng Pò, Bình Gia (Lạng Sơn).

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc

Triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Dự án 6), thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã và đang nỗ lực khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, các dân tộc trong tỉnh.
Nghệ nhân Lò Thị Viên tại gian hàng giới thiệu thổ cẩm Lào trong một triển lãm nông sản và hàng thủ công ở thành phố Điện Biên Phủ. (Ảnh VŨ THANH)

Sắc thắm thổ cẩm Lào

Trong bức tranh văn hóa đa sắc của 19 dân tộc anh em tỉnh Điện Biên, dân tộc Lào đóng góp một phần rực rỡ. Người Lào cư trú tập trung tại 9 xã của hai huyện Điện Biên và Điện Biên Đông. Những năm qua, khi đời sống ngày càng phát triển và hội nhập, cộng đồng người Lào vẫn duy trì được việc sản xuất và sử dụng trang phục truyền thống, coi đó là một nét đặc trưng và niềm tự hào của dân tộc mình.
Các nhà thiết kế giới thiệu thổ cẩm Tây Nguyên tại các chương trình biểu diễn thời trang.

Sức hút từ thổ cẩm Tây Nguyên

Thổ cẩm Tây Nguyên không chỉ thể hiện nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc mà còn thể hiện chiều sâu văn hóa. Từ đôi bàn tay khéo léo, cùng với trí tưởng tượng phong phú, phụ nữ các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã khắc họa trên những tấm thổ cẩm các hình ảnh gần gũi với đời sống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, như cồng chiêng, nhà sàn, ché rượu, các con vật, hoa lá, cây cối…
Chị H’Her đưa sắc màu thổ cẩm Mơ Nông vươn xa hơn bằng sự sáng tạo độc đáo.

Khởi nghiệp thành công từ thổ cẩm Mơ Nông

Với mong muốn giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của thổ cẩm Mơ Nông, chị H’Her ở bon Bu Đắk, xã Thuận An, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) đã tự học nghề may tại địa phương, sau đó chọn khởi nghiệp bằng nghề may trang phục thổ cẩm truyền thống kết hợp với hiện đại, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị thổ cẩm gắn với văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Dalat Street Fashion Show ra mắt bộ sưu tập "Hoa Lang Biang" của nhà thiết kế người Cơ Ho K’Jona.

“Hoa Lang Biang” của nhà thiết kế K’Jona “bay” trên đường phố Đà Lạt

Chiều 13/1, trên Cung đường nghệ thuật Đà Lạt (đường Lý Tự Trọng, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), diễn ra chương trình Dalat Street Fashion Show - trình diễn thời trang đường phố, nằm trong chuỗi hoạt động Cung đường nghệ thuật Đà Lạt với chủ đề City of Arts. Dalat Street Fashion Show chính thức ra mắt bộ sưu tập Bơkau Lang Labiang (Hoa Lang Biang) của nhà thiết kế K’Jona, người con của buôn làng Cơ Ho trên miền đất Nam Tây Nguyên-Lâm Đồng.
Đoàn nghệ nhân huyện Đăk Đoa biểu diễn trên đường phố Pleiku.

Đưa văn hóa làng ra phố

Chương trình “Sắc mầu văn hóa Gia Lai - Bảo tồn và phát triển”, là sáng kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai. Đây là mô hình hoạt động theo hình thức “đưa không gian văn hóa từ làng ra phố”.
Trình diễn trang phục thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số Gia Lai.

Sắc màu thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên

Tối 28/10, chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm “Gia Lai ơi” diễn ra tại trụ đá Quảng trường Đại đoàn kết (thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai). Chương trình do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt (Vietmode) phối hợp tổ chức trong khuôn khổ các sự kiện văn hóa, du lịch lớn của tỉnh Gia Lai, đồng thời quảng bá giá trị của thổ cẩm và di sản văn hóa Gia Lai.
Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Sơn Liên, Phạm Thị Trầm giới thiệu sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng.

Lan tỏa phong trào khởi nghiệp vùng miền núi Quảng Ngãi

Với ý chí, khát vọng khẳng định bản thân, nhiều bạn trẻ vùng miền núi Quảng Ngãi chọn những sản phẩm truyền thống địa phương để khởi sự kinh doanh, bước đầu gặt hái thành công. Kết quả đó góp phần khơi dậy niềm đam mê khởi nghiệp trong giới trẻ, chung tay thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo theo hướng bền vững.
Sản phẩm dệt thổ cẩm của người dân tộc Ba Na buôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

Gắn sản phẩm OCOP với làng nghề truyền thống

Thực hiện “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thời gian qua, tỉnh Phú Yên đã và đang triển khai có hiệu quả việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Đồng thời, tỉnh xây dựng, hình thành nhiều sản phẩm trong chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), góp phần nâng thu nhập bình quân của người lao động tại các vùng nông thôn…
Sắc màu thổ cẩm dân tộc Ê đê được trình diễn tại chương trình.

[Ảnh] Đặc sắc sắc màu thổ cẩm các dân tộc Đắk Lắk

Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm các dân tộc Đắk Lắk với chủ đề “Ban Mê ơi” do Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk phối hợp Ban Dân vận Thành ủy Thành Hồ Chí Minh tổ chức vào chiều tối 15/7 tại thác Dray Nur trên dòng sông Serepok huyền thoại, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp.
H’Nhàn - thế hệ thứ 3 tiếp nối nghề dệt thổ cẩm truyền thống từ bà ngoại H’Bạch và mẹ H’Bình - đã dệt thành thục thổ cẩm dân tộc Mạ khi đang còn là học sinh.

Thổ cẩm của đồng bào Mạ

Dù không còn đáng giá bằng cả gia tài như xưa, nhưng trong quan niệm của người Mạ, thổ cẩm vẫn giữ một ý nghĩa to lớn. Những chiếc chăn, bộ váy được làm bằng loại vải dệt thủ công truyền thống được các thế hệ người Mạ cất giữ cẩn thận, chờ đến dịp lễ hội hay nhà có khách quý... mới đem ra dùng.
Vợ chồng ông Minh, bà Hà lưu truyền và bảo vệ văn hóa dân tộc.

Lưu truyền giá trị văn hóa Ca Dong

Nghĩ đến tương lai khi thế hệ mình mất đi, những bài học văn hóa tộc người có nguy cơ mai một, vợ chồng ông Hồ Văn Minh (SN 1955), bà Hồ Thị Hà (SN 1959), trú tại thôn Trà Va, xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) cần mẫn truyền lại những kinh nghiệm, bài học cho con cháu trong làng. Vùng cao Hiệp Đức bây giờ không còn nỗi lo thất truyền tiếng chiêng, điệu múa.
Nghệ nhân người M'Nông ở Đắk Nông góp phần bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình.

Bảo vệ di sản nghề dệt thổ cẩm của người M’nông

Tỉnh Đắk Nông vừa có công văn chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan xây dựng đề án, kế hoạch nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề dệt thổ cẩm của người M’Nông.
Trương Thị Thu Thủy (giữa) bên bà con dân tộc thiểu số.

Không gian Tây Bắc giữa lòng Hà Nội

Mộc mạc, nên thơ, xao xác nỗi nhớ xứ non ngàn bốn mùa mây trắng… lại là cảm xúc ta gặp được giữa lòng Hà Nội, khi ánh mắt, đôi tay chạm vào từng vật dụng biểu trưng cho văn hóa của các đồng bào miền núi phía bắc. Lạ lùng nữa, người đưa ra ý tưởng, kiến tạo nên không gian ấy, khi thì ngồi dệt vải, khi đan lát và khoác lên người sắc mầu thổ cẩm. Không gian, con người… gần gũi đến mức ai ghé nơi này đều cảm nhận có một phần Tây Bắc đang hiện diện và lắng đọng rất sâu.