Khẳng định sự cần thiết phải tập trung hoàn thiện thể chế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, muốn đất nước phát triển đột phá thì phải đột phá từ thể chế.
Tán thành nhiều đề xuất trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) liên quan đến việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, song đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải bổ sung các cơ chế, các giải pháp để bảo đảm yêu cầu về kiểm soát quyền lực.
Ngày 31/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo "Nhiệm vụ và giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch tỉnh Quảng Nam đến năm 2030" để tìm các giải pháp hữu hiệu hiện thực hóa quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư và Luật Đấu thầu, được kỳ vọng sẽ khơi thông các "điểm nghẽn" đối với hoạt động đầu tư hiện nay.
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu bật ba "điểm nghẽn" lớn hiện nay của đất nước, bao gồm thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế được xem là "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Đây chính là vấn đề cần được giải quyết hàng đầu nhằm tạo động lực mạnh mẽ, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.
Chính phủ đề xuất sửa đổi quy định về thẩm quyền quyết định trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, từ cơ chế Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “phân cấp” thẩm quyền sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “quy định” thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công.
Việc sửa Luật Đầu tư công nhằm triển khai các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, trong đó có việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng trách nhiệm về hiệu quả đầu tư, và đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thời gian chuẩn bị dự án, bảo đảm sẵn sàng triển khai ngay khi có vốn.
Đại biểu Quốc hội bày tỏ kỳ vọng những quyết sách quan trọng được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 sẽ sớm đi vào cuộc sống, theo đó sẽ giúp giải quyết các điểm nghẽn và tạo ra động lực lớn với phát triển kinh tế-xã hội, mang lại sự thịnh vượng cho người dân.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho thành phố Hà Nội, giúp chính quyền thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương một cách hiệu quả vai trò, nhiệm vụ đặc thù là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bài 3: Phân quyền khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai
Hà Nội có nhiều lợi thế về nguồn lực đất đai, nhưng quá trình thực hiện chính sách đất đai ở Hà Nội cũng bộc lộ không ít bất cập. Việc chính sách chưa theo kịp thực tiễn trong nhiều năm qua đã khiến cho thành phố gặp phải nhiều vướng mắc, khó khăn trong quản lý đất đai, làm hạn chế tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc sửa đổi Luật Đất đai, Luật Thủ đô (sửa đổi) là cơ hội để Hà Nội có được cơ chế, chính sách phù hợp, đủ mạnh để tạo động lực cho phát triển.
Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, lãnh đạo tỉnh Bình Dương yêu cầu các địa phương, đơn vị có phương án huy động nguồn lực, bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án trọng điểm, đẩy nhanh thực hiện các thủ tục hành chính; tăng cường cơ chế phân cấp, phân quyền và kịp thời tháo gỡ khó khăn nhằm đạt hiệu quả trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu rõ đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, có cơ chế để các địa phương phát huy quyền chủ động, sáng tạo, gắn với đề cao trách nhiệm, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thống nhất của Trung ương.
NDO - Nhằm tạo điều kiện chủ động và gắn trách nhiệm cho người người đứng đầu cấp huyện trong việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 3294/QĐ-UBND, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được ủy quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 với các dự án dưới 15 tỷ đồng.
Ngày 16/11, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương cùng các đồng chí trong Đoàn kiểm tra 886 của Bộ Chính trị thông qua Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang về việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang.
Khẳng định Luật Thủ đô (sửa đổi) là bộ luật quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ thống nhất với nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, xây dựng Luật Thủ đô không chỉ cho riêng Hà Nội mà cho cả nước.
Theo dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất thực hiện mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân phường ở Hà Nội và bổ sung thành phố thuộc thành phố Hà Nội, bao gồm thành phố logistics, dịch vụ - vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học - vùng Hoà Lạc, Xuân Mai.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, trong bối cảnh nguồn lực còn khó khăn, ảnh hưởng đại dịch Covid-19, tình hình trong nước, ngoài nước tác động, Chính phủ đã cố gắng trích lập lương, tăng thu giảm chi, tiết kiệm các khoản để có 560 nghìn tỷ đồng chi cho cải cách tiền lương.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, thời gian qua, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội và tiếp tục trở thành điểm sáng của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khó khăn cũng hiện hữu, cần nhìn thẳng vào những vướng mắc, khó khăn để tháo gỡ và thúc đẩy sự phát triển trong thời gian tới.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội, quy định một số thẩm quyền vượt trội của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội so với thẩm quyền của chính quyền quận, huyện.
Trong chín nhóm chính sách mà Hà Nội đề xuất tại Luật Thủ đô (sửa đổi), chính sách về tổ chức chính quyền theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là điểm mới đang nhận được sự quan tâm, ý kiến của các chuyên gia. Các ý kiến cho rằng, cần tinh gọn hơn nữa về bộ máy, làm rõ hơn vai trò của chính quyền thành phố trực thuộc Thủ đô.
Ngày 19/8/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 105/2009/QÐ-TTg về quy chế quản lý cụm công nghiệp. Từ đây, khái niệm cũng như các quy định về quản lý cụm công nghiệp được thống nhất trên phạm vi cả nước, tạo ra khung pháp lý cho quản lý cụm công nghiệp từ Trung ương đến các địa phương.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV vừa thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Theo đó, Nghị quyết quy định Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023), thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024). Thời điểm này, thành phố Hà Nội đang tiếp tục lắng nghe, tiếp thu ý kiến để Luật Thủ đô (sửa đổi) với các chính sách đặc thù, có tính đột phá, tạo điều kiện để Hà Nội phát triển nhanh hơn, mạnh hơn trong những năm tiếp theo.