Sau 5 ngày hoạt động theo mô hình, tổ chức mới nhìn chung hoạt động của công an các đơn vị, địa phương đều diễn ra ổn định, không bị gián đoạn, cơ bản không có vướng mắc.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng tổ chức chính quyền địa phương tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
Theo các đại biểu Quốc hội, việc trao quyền thực chất cho địa phương sẽ giúp hoạt động quản lý nhà nước ở cơ sở được xử lý nhanh chóng, kịp thời theo kịp thực tiễn, song đồng thời cũng cần có cơ chế kiểm soát quyền lực có hiệu lực, hiệu quả khi chính quyền địa phương được phân cấp, phân quyền mạnh mẽ để tránh xảy ra tiêu cực.
Cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), đa số đại biểu tán thành sự cần thiết, quan điểm sửa đổi toàn diện luật hiện hành; đồng thời, đề nghị rà soát, hoàn thiện quy định về phân quyền, phân cấp, ủy quyền nhằm tạo sự chủ động, thúc đẩy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu.
Về cơ cấu tổ chức của UBND, Ủy ban Pháp luật đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng giảm bớt số lượng thành viên UBND các cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, đề cao vai trò và trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu UBND và cần bảo đảm nhất quán trong cách quy định về cơ cấu tổ chức của UBND ở cả 3 cấp.
Sáng 6/1, tại Nhà Quốc hội, Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Trong thời gian 1,5 ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét 9 nội dung về công tác xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng.
Luật Đầu tư công (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả mạnh mẽ trong việc thúc đẩy tiến độ xây dựng, phê duyệt và triển khai Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai.
Chiều 18/12, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.
Chiều 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) với nhiều điểm mới đáng chú ý.
Khẳng định sự cần thiết phải tập trung hoàn thiện thể chế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, muốn đất nước phát triển đột phá thì phải đột phá từ thể chế.
Tán thành nhiều đề xuất trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) liên quan đến việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, song đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải bổ sung các cơ chế, các giải pháp để bảo đảm yêu cầu về kiểm soát quyền lực.
Ngày 31/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo "Nhiệm vụ và giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch tỉnh Quảng Nam đến năm 2030" để tìm các giải pháp hữu hiệu hiện thực hóa quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư và Luật Đấu thầu, được kỳ vọng sẽ khơi thông các "điểm nghẽn" đối với hoạt động đầu tư hiện nay.
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu bật ba "điểm nghẽn" lớn hiện nay của đất nước, bao gồm thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế được xem là "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Đây chính là vấn đề cần được giải quyết hàng đầu nhằm tạo động lực mạnh mẽ, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.
Chính phủ đề xuất sửa đổi quy định về thẩm quyền quyết định trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, từ cơ chế Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “phân cấp” thẩm quyền sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “quy định” thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công.
Việc sửa Luật Đầu tư công nhằm triển khai các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, trong đó có việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng trách nhiệm về hiệu quả đầu tư, và đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thời gian chuẩn bị dự án, bảo đảm sẵn sàng triển khai ngay khi có vốn.
Tại hội nghị giao ban công tác quý II năm 2024 giữa Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố với Thường trực HĐND các quận, huyện, thị xã và HĐND thành phố Hà Nội đã quán triệt nội dung và triển khai kế hoạch của Thường trực HĐND thành phố về thi hành Luật Thủ đô năm 2024. Theo quy định tại Luật Thủ đô năm 2024, HĐND thành phố sẽ thực hiện tăng thêm hơn 80 nội dung nhiệm vụ, quyền hạn. Cùng với đó, số lượng đại biểu chuyên trách cũng được tăng thêm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HĐND các cấp; bảo đảm thực chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.
Đại biểu Quốc hội bày tỏ kỳ vọng những quyết sách quan trọng được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 sẽ sớm đi vào cuộc sống, theo đó sẽ giúp giải quyết các điểm nghẽn và tạo ra động lực lớn với phát triển kinh tế-xã hội, mang lại sự thịnh vượng cho người dân.
Để Khu thương mại tự do Đà Nẵng có thể phát triển, theo đại biểu Quốc hội, điều quan trọng nhất là hạ tầng, phải kết nối được bên trong và bên ngoài khu thương mại; đồng thời, cần phân cấp trọn gói để Đà Nẵng có thể thực hiện được, vì liên quan tài nguyên hay đất mà phải đi xin sẽ rất khó.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu rõ đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, có cơ chế để các địa phương phát huy quyền chủ động, sáng tạo, gắn với đề cao trách nhiệm, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thống nhất của Trung ương.
Sáng 18/1, tại phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, theo đó, chính thức thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình.
Các cơ chế đặc thù chưa có tiền lệ được kỳ vọng sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân cho các chương trình mục tiêu quốc gia. Song đại biểu Quốc hội cho rằng còn những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trên thực tế địa phương, trong đó phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm cần được làm rõ về tiêu chí và nguyên tắc.
Đánh giá cao việc Chính phủ đề xuất các cơ cơ chế, chính sách đặc thù vượt thẩm quyền nhằm đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia, các đại biểu Quốc hội kiến nghị cần làm rõ thêm một số nội dung trong dự thảo nghị quyết về các cơ chế này, đặc biệt liên quan phân cấp để tạo thuận lợi hơn nữa cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.
Sau 9 năm thực hiện Quyết định số 72 quy định về công tác quy hoạch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 38/2023/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 quy định một số nội dung về quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng và kiến trúc trên địa bàn thành phố. Theo quy định mới, diện phân cấp và mức độ quản lý trong công tác quản lý quy hoạch của các quận, huyện sẽ tăng lên.
Nhờ thực hiện tốt việc phân cấp, ủy quyền theo chủ trương của thành phố Hà Nội, huyện Thường Tín đang triển khai hiệu quả nhiều nhiệm vụ quan trọng trên địa bàn. Đây là minh chứng rõ nét và điều kiện quan trọng để thành phố tiếp tục đẩy mạnh chủ trương đúng đắn này.
Với những kết quả tích cực đạt được trong năm 2023, thành phố Hà Nội tự tin bước vào năm 2024 với nhiều mục tiêu, chỉ tiêu cao hơn. Muốn vậy, các cấp, các ngành thành phố cần bắt tay ngay vào làm việc từ những ngày đầu năm với tinh thần “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” theo chủ đề công tác năm đã đề ra.
Ngày 8/12, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa 16, kỳ họp thứ 13 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết đẩy mạnh phân cấp đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng trên nhiều lĩnh vực.