Theo JPMorgan Chase và Wells Fargo, dù có những dấu hiệu cho thấy lạm phát gây khó khăn cho những người có thu nhập thấp nhưng hoạt động chi tiêu tiêu dùng Mỹ vẫn vững chắc trong quý III.
Kết thúc ngày giao dịch 28/8, giá bạc và giá bạch kim đồng loạt giảm sau 3 phiên tăng liên tiếp khi lo ngại suy thoái tại Mỹ tiếp tục được xoa dịu. Đóng cửa, giá bạc giảm nhẹ 0,09% xuống 29,9 USD/ounce, giá bạch kim để mất hơn 1% xuống 962,8 USD/ounce.
Chiều 15/8, Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư do đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Trưởng đoàn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình để triển khai Quyết định, Kế hoạch kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Số liệu chính thức cho thấy nền kinh tế Anh rơi vào suy thoái trong quý IV/2023. Nhưng tổng sản phẩm quốc nội tăng 0,6% trong ba tháng tính đến tháng 3 năm nay.
Kết quả khảo sát công bố ngày 2/3 cho thấy, hoạt động sản xuất nói chung ở khu vực đồng euro tiếp tục diễn biến theo chiều đi xuống trong tháng 3/2024, khi suy giảm với tốc độ nhanh hơn so với tháng trước đó, song đã có dấu hiệu phục hồi ở Italia và Tây Ban Nha.
Trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Ðảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh", các bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong suốt hàng chục năm qua đã được tập hợp rất khoa học, giúp người đọc hiểu rõ tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của người đứng đầu Ðảng ta về nhiệm vụ khó khăn, phức tạp này. Những quan điểm, chỉ đạo đều gắn lý luận với thực tiễn phong phú, sinh động, nêu bật những kinh nghiệm quý báu đã được đúc rút từ quá trình đấu tranh kiên trì, bền bỉ.
Vượt qua giai đoạn đầy thách thức thời gian qua, nền kinh tế Mỹ liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực khi cơn bão lạm phát được xoa dịu, chi tiêu tiêu dùng tăng trưởng mạnh, thị trường việc làm ổn định. Mặc dù còn đối mặt thách thức, song triển vọng phục hồi của nền kinh tế hàng đầu thế giới đã trở nên rõ nét.
Ngày 26/9, Bí thư thường trực Bộ Thương mại Thái Lan Keerati Rushchano cho biết, kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 8 vừa qua đã đạt mức tăng 2,6%, lần đầu tiên có sự tăng trưởng trở lại sau 10 tháng suy thoái liên tiếp.
Bức tranh kinh tế Anh đã xuất hiện những gam mầu trái ngược khi tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý II/2023, niềm tin của người tiêu dùng tăng và nợ công thấp hơn đáng kể so với dự báo; tuy nhiên lạm phát cao vẫn dai dẳng và Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2021... Thực tế này cho thấy kinh tế Xứ sở sương mù vẫn đối mặt nguy cơ suy thoái trong năm tới.
Các số liệu thống kê vừa được công bố cho thấy tỷ lệ lạm phát phi mã, hoạt động sản xuất đình trệ, số doanh nghiệp phá sản tăng cao... đã tạo ra lực cản lớn, chặn đà phục hồi của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Trong bối cảnh đó, nhiều biện pháp hỗ trợ được tích cực triển khai nhằm tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy, bức tranh kinh tế của các quốc gia châu Âu vẫn khá u ám. Hoạt động kinh doanh ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 7 suy giảm mạnh hơn rất nhiều so với dự báo, và thách thức lạm phát vẫn nghiêm trọng.
Thành ủy Tây Ninh ngoài biểu dương, khen thưởng các cá nhân và tập thể thực hiện tốt Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, còn chỉ ra các cá nhân suy thoái, có biểu hiện suy thoái để bảo vệ kỷ luật Ðảng, bảo vệ niềm tin cho cán bộ đảng viên trong toàn Ðảng bộ.
Ra mắt chiến lược “Bidenomics”, Tổng thống Joe Biden muốn cử tri Mỹ thấy rõ hơn những nỗ lực và thành tựu kinh tế mà chính phủ đạt được trong hai năm qua. Nhà trắng kỳ vọng, chiến lược phát triển kinh tế sẽ tạo “cú huých” mạnh mẽ cho ông Biden trong nỗ lực tái tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2024.
Kinh tế Mỹ đang le lói hy vọng thoát khỏi nguy cơ suy thoái khi vấn đề nâng trần nợ công đã được tháo gỡ và thị trường chứng khoán "nhuộm xanh" trở lại. Trong khi đó, ngân hàng Goldman Sachs đã điều chỉnh giảm nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái trong 12 tháng từ mức 35% xuống 25%.
Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xuất bản và triển khai sâu rộng trên toàn quốc đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ và hưởng ứng mạnh mẽ của đông đảo cán bộ, đảng viên cũng như các tầng lớp nhân dân.
Triển vọng kinh tế toàn cầu đang trở nên ảm đạm hơn những ngày gần đây khi các nền kinh tế đầu tàu của châu lục và thế giới như Đức, Trung Quốc, Mỹ đều đang hụt hơi, lâm vào suy thoái hoặc suy giảm tăng trưởng. Các yếu tố thuận lợi về thời tiết, việc Trung Quốc mở cửa trở lại... không đủ để đưa các nền kinh tế đầu tàu thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Giám đốc điều hành Ngân hàng Standard Chartered của Anh, ông Bill Winters cho biết, nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng "rất mạnh mẽ" và khó có khả năng rơi vào suy thoái.
Theo dự báo của IMF, Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ đạt mức tăng trưởng 0,8% trong năm nay dù Đức được cho là sẽ chứng kiến một cuộc suy thoái nhẹ.
Kết quả nghiên cứu của tờ Financial Times công bố mới đây cho thấy các nền kinh tế hàng đầu thế giới đang thể hiện khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên và thế giới có thể tránh được suy thoái nghiêm trọng trong năm nay. Tuy nhiên, nguy cơ lạm phát, xung đột và nợ nần đang là những “gánh nặng” đối với triển vọng kinh tế thế giới.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ triển vọng đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng ở Mỹ xuống mức tiêu cực sau những bất ổn mà hệ thống này trải qua trong những ngày gần đây.
Nền kinh tế tạm thoát nguy cơ suy thoái, lạm phát giảm và thị trường lao động phục hồi là những ghi nhận tương đối tích cực ở Vương quốc Anh. Những dấu hiệu trên, dù còn khá mong manh, cũng giúp bức tranh kinh tế Xứ sở sương mù bớt gam mầu u ám.
Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, tích trữ, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý...
Các vụ cháy rừng, khai thác gỗ và thay đổi môi trường sống dọc theo ranh giới rừng đã làm suy giảm ít nhất 5,5% diện tích rừng Amazon còn lại, tương đương 364.748km2, từ năm 2001 đến 2018.
Nhà kinh tế trưởng của S&P Chris Williamson cảnh báo hoạt động kinh doanh tháng 11 tiếp tục giảm làm gia tăng nguy cơ kinh tế Eurozone rơi vào suy thoái.
Kinh tế châu Âu đang bên bờ vực suy thoái trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng suy giảm, trong khi tỷ lệ lạm phát tăng vọt. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây dự báo, các nền kinh tế hàng đầu của khu vực là Đức và Italia sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cảnh báo, nền kinh tế toàn cầu đang tiến gần một cách nguy hiểm đến suy thoái do lạm phát, lãi suất tăng và gánh nặng nợ ngày càng cao ảnh hưởng các nước đang phát triển. Trong bối cảnh thế giới đối mặt nhiều thách thức, Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) được kỳ vọng sẽ làm đầu tàu phục hồi kinh tế toàn cầu.