Kinh tế Mỹ trước mối lo suy thoái

Kinh tế Mỹ đang đối diện khả năng suy thoái khi các chuyên gia dự báo nền kinh tế số một thế giới này có thể tăng 0,5% trong quý II năm 2023, thấp hơn một nửa so với mức tăng GDP của quý I. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp đang có dấu hiệu tăng và nguy cơ vỡ nợ đang đè nặng lên triển vọng kinh tế của “xứ cờ hoa”.
0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Nguy cơ kinh tế suy giảm, thất nghiệp tăng

Kết quả cuộc khảo sát hằng tháng mới nhất của Bloomberg với 70 nhà kinh tế tham gia, vừa đưa ra dự báo rằng, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ có thể tăng 0,5% trong quý II năm 2023, thấp hơn một nửa so với mức tăng GDP của quý I. Các chuyên gia cho rằng kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại trong quý II năm nay trong bối cảnh chi tiêu của người tiêu dùng và đầu tư kinh doanh suy giảm khiến kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái trong nửa cuối năm.

Ông Luke Tilley, nhà kinh tế trưởng của Wilmington Trust Corp cho rằng, trong bối cảnh các công ty phải vật lộn với chi phí cao hơn và tín dụng hạn chế trong năm nay, việc cắt giảm chi phí đầu tư và việc làm sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái nhẹ trong nửa cuối năm. Theo các nhà kinh tế tham gia khảo sát, nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái trong năm 2024 vẫn duy trì ở mức 65%.

Trong khi đó, Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ vừa công bố cho thấy Chỉ số giá của nhà sản xuất trong tháng 4/2023 tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2022, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 1/2021, sau khi tăng 2,7% trong tháng 3/2023. Trong khi đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp theo tuần tăng lên mức 264.000 đơn.

Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ vừa công bố cho thấy Chỉ số giá của nhà sản xuất trong tháng 4/2023 tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2022, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 1/2021, sau khi tăng 2,7% trong tháng 3/2023. Trong khi đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp theo tuần tăng lên mức 264.000 đơn.

Giới phân tích lo ngại, con số nêu trên là một dấu hiệu cho thấy tình trạng sa thải lao động bắt đầu xu hướng tăng, nhất là trong các lĩnh vực như công nghệ, bất động sản và tài chính giai đoạn gần đây. Theo bộ phận nghiên cứu Moody’s Analytics thuộc Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s, kế hoạch mà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đề xuất trong việc nâng trần nợ với điều kiện cắt giảm chi tiêu của chính phủ sẽ làm chậm tăng trưởng và làm mất việc làm nghiêm trọng hơn.

Nếu kế hoạch mà ông McCarthy trình bày được thông qua, tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2024 sẽ “hụt mất” 0,6 điểm phần trăm và 780.000 việc làm bị cắt giảm; tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ sẽ tăng lên 4,6%, so với mức 3,5% vào tháng 3/2023.

Theo các chuyên gia, mối quan ngại lớn nhất với kinh tế Mỹ hiện nay là nguy cơ vỡ nợ dẫn đến thảm họa khủng hoảng kinh tế không chỉ tại nước Mỹ mà còn “cháy thành vạ lây” cho kinh tế toàn cầu.

Theo các chuyên gia, mối quan ngại lớn nhất với kinh tế Mỹ hiện nay là nguy cơ vỡ nợ dẫn đến thảm họa khủng hoảng kinh tế không chỉ tại nước Mỹ mà còn “cháy thành vạ lây” cho kinh tế toàn cầu. Tại một hội nghị dành cho các nhà hoạt động xã hội ủng hộ đảng Dân chủ mới đây, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà trắng Lael Brainard đã cảnh báo rằng, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rơi vào suy thoái nếu kịch bản Chính phủ Mỹ vỡ nợ thành hiện thực.

Ông Jeff Tucker, chuyên gia kinh tế cấp cao của công ty thị trường bất động sản công nghệ Zillow nhận định việc Mỹ vỡ nợ sẽ có những tác động chưa từng có đối với hệ thống tài chính, từ đó đẩy chi phí đi vay tăng vọt và doanh số bán nhà vì vậy sẽ giảm xuống. Trong phân tích của Zillow, nếu Mỹ vỡ nợ lâu dài, lãi suất sẽ tăng mạnh và đạt đỉnh ở mức 8,4%, còn tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng từ mức 3,4% hiện tại lên mức đỉnh 8,4%.

Cuộc chiến trần nợ công” chưa có hồi kết

Giới hạn nợ công của Mỹ thường phải được điều chỉnh thường xuyên, tuy nhiên, do bất đồng giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, vấn đề nâng “trần nợ” vẫn bị mắc cạn giữa các cuộc tranh cãi của hai bên. Tổng thống Biden muốn nâng trần nợ vô điều kiện, trong khi các nghị sĩ của đảng Cộng hòa tuyên bố việc nâng trần nợ từ mức 31.400 tỷ USD hiện nay cần đi kèm với việc cắt giảm mạnh chi tiêu.

Ngày 19/5, các cuộc đàm phán về trần nợ của Chính phủ Mỹ đã rơi vào bế tắc sau khi Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cho rằng Nhà trắng không có động thái cắt giảm chi tiêu. Trước đó, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ dự báo nước Mỹ sẽ vỡ nợ vào ngày 15/6 tới nếu các nghị sĩ không đạt thỏa thuận với Tổng thống Joe Biden về việc nâng trần nợ. Trong nhiều tuần, các nhà hoạch định chính sách, các quan chức ngân hàng Mỹ và Nhà trắng đã cảnh báo nguy cơ vỡ nợ, với những tác động lớn như nền kinh tế suy thoái và những ảnh hưởng về tài chính trên toàn cầu.

Tình trạng vỡ nợ sẽ đe dọa những lợi ích mà chúng ta đã rất nỗ lực để đạt được trong vài năm qua, trong quá trình phục hồi sau đại dịch của chúng ta. Và nó sẽ châm ngòi cho một cuộc suy thoái toàn cầu khiến chúng ta phải thụt lùi hơn nữa. Điều đó cũng sẽ có nguy cơ làm suy yếu vị thế lãnh đạo kinh tế toàn cầu của Mỹ và đặt nghi vấn về khả năng của chúng ta trong việc bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhấn mạnh: “Tình trạng vỡ nợ sẽ đe dọa những lợi ích mà chúng ta đã rất nỗ lực để đạt được trong vài năm qua, trong quá trình phục hồi sau đại dịch của chúng ta. Và nó sẽ châm ngòi cho một cuộc suy thoái toàn cầu khiến chúng ta phải thụt lùi hơn nữa. Điều đó cũng sẽ có nguy cơ làm suy yếu vị thế lãnh đạo kinh tế toàn cầu của Mỹ và đặt nghi vấn về khả năng của chúng ta trong việc bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia”.

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ thông báo rằng bà sẽ có các cuộc đối thoại riêng với các Giám đốc điều hành (CEO) để cảnh báo về những hệ lụy nguy hiểm do tình trạng bế tắc hiện nay về trần nợ. Các quan chức Chính phủ Mỹ cũng đang đề nghị các chủ doanh nghiệp gây sức ép lên các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong việc nâng trần nợ không kèm theo các điều kiện.

Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn, thách thức và nguy cơ “bom nợ” bùng phát nêu trên, Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn tin nước Mỹ có thể tránh được nguy cơ vỡ nợ. Hôm 20/5, trong phát biểu với các phóng viên tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở thành phố Hiroshima (Nhật Bản), ông Biden nói: “Tôi vẫn tin chúng ta có thể tránh được nguy cơ vỡ nợ và kết thúc công việc một cách tốt đẹp”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen dù cảnh báo hậu quả nghiêm trọng của nguy cơ Chính phủ Mỹ vỡ nợ, song khẳng định kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng. Trong phát biểu với báo giới mới đây, Bộ trưởng Yellen tự tin nói: “Tôi tiếp tục dự đoán rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng, thị trường lao động vẫn mạnh mẽ và lạm phát sẽ giảm”.

Tổng thống Biden đã buộc phải cắt ngắn chuyến công du châu Á-Thái Bình Dương để quay trở về Washington nhằm tháo gỡ nút thắt trong đàm phán nâng trần nợ công với đảng Cộng hòa. Trong lịch sử, lưỡng đảng của Mỹ từng nhiều lần đối đầu nảy lửa trong đàm phán nâng trần nợ công và thường thì các cuộc đàm phán đều “kết thúc có hậu” vào phút chót bởi các đảng đều phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.

Hy vọng rằng trước “thời hạn vỡ nợ” vào ngày 15/6 tới, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ sẽ lại tìm được tiếng nói chung trong vấn đề nâng trần nợ công.

Hy vọng rằng trước “thời hạn vỡ nợ” vào ngày 15/6 tới, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ sẽ lại tìm được tiếng nói chung trong vấn đề nâng trần nợ công. Khi đó, nước Mỹ sẽ thoát cảnh phập phồng nỗi lo vỡ nợ để lấy lại đà tăng trưởng và theo đó kinh tế toàn cầu cũng tránh được cú sốc không đáng có từ thảm họa bom nợ của nước Mỹ.