Trước khi đón nhận thông tin tích cực nêu trên, nền kinh tế số một thế giới đã trải qua chuỗi ngày nhiều âu lo khi lạm phát cao, hệ thống tài chính mong manh với một loạt ngân hàng phá sản, chính phủ có nguy cơ vỡ nợ… Theo kết quả khảo sát được Viện Quản lý cung ứng (ISM) mới công bố, hoạt động sản xuất của Mỹ trong tháng 3 đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba năm do số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm.
Chỉ số PMI sản xuất của Mỹ do ISM đo lường đã giảm xuống mức 46,3 vào tháng 3, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020, giảm từ mức 47,7 của tháng 2. Đây cũng là tháng thứ năm liên tiếp PMI sản xuất duy trì dưới ngưỡng 50, cho thấy sự thu hẹp trong lĩnh vực sản xuất.
Trong khi đó, theo khảo sát của Hiệp hội kinh doanh quốc gia Mỹ, lạm phát của nước này sẽ duy trì ở mức trên 4% vào cuối năm nay. Các chuyên gia dự đoán kinh tế Mỹ sẽ rơi vào giai đoạn suy thoái trong năm 2023 và đối mặt với tình trạng lạm phát cao vào năm 2024.
Tuy nhiên, những hy vọng thoát khỏi khủng hoảng đã le lói với kinh tế Mỹ những ngày gần đây. Chứng khoán Phố Wall đã có một tuần khởi sắc giữa những hy vọng kinh tế Mỹ sẽ không suy thoái và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tạm dừng tăng lãi suất.
Tính chung cả tuần trước, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,33%, chỉ số tổng hợp S&P 500 tăng 0,38%, kéo dài chuỗi tăng điểm lên bốn tuần, thời gian dài nhất kể từ giai đoạn tháng 7-8/2022. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite ghi nhận tuần tăng thứ bảy liên tiếp, với mức tăng 0,13%.
Chứng khoán Mỹ bắt đầu chuỗi tăng điểm từ ngày 1/6 sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật đình chỉ trần nợ của chính phủ, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc giảm. Tiếp đó, sau khi giảm điểm trong phiên đầu tuần 5/6, chứng khoán Phố Wall lấy lại đà tăng trong phiên 6/6.
Phiên này, tâm lý của nhà đầu tư đã được cải thiện khi các nhà lập pháp Mỹ đồng ý thỏa hiệp về gói tài khóa để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu tài chính cũng ổn định sau sự sụp đổ của bốn ngân hàng khu vực hồi đầu năm. Sau đó, chứng khoán Mỹ biến động trái chiều sau khi Ngân hàng Trung ương Canada bất ngờ tăng lãi suất, làm giảm hy vọng về việc FED sẽ ngừng tăng lãi suất vào cuối tháng này.
Những điểm sáng mới trong bức tranh kinh tế Mỹ giúp xua bớt nỗi lo suy thoái kinh tế toàn cầu và thắp lên hy vọng phục hồi tăng trưởng cho nhiều nền kinh tế khác.
Tuy nhiên, "sắc xanh" đã trở lại trên thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên 8/6, nhờ tâm lý lạc quan hơn của giới đầu tư về kinh tế Mỹ và quan điểm đồng thuận rằng FED sẽ không nâng lãi suất vào tuần tới. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng khả năng kinh tế Mỹ suy thoái trong năm 2023 đã giảm xuống.
Một tín hiệu tích cực nữa với kinh tế "Xứ cờ hoa" là gần đây ngân hàng Goldman Sachs đã điều chỉnh giảm nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái trong 12 tháng tới, hạ nguy cơ nền kinh tế lớn nhất thế giới suy thoái từ 35% xuống 25%. Theo Nhà kinh tế trưởng của Goldman Sachs, ông Jan Hatzius, dự báo nêu trên dựa vào thỏa thuận lưỡng đảng về việc đình chỉ chính sách áp dụng trần nợ công gần đây đã được Quốc hội thông qua.
Theo đó, mức chi tiêu ngân sách sẽ được cắt giảm vừa phải, tạo xung lực tài khóa tổng thể ở mức trung lập trong vài năm tới. Lý do thứ hai là giới phân tích chắc chắn hơn về tác động của sức ép ngân hàng đối với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế. Một số dấu hiệu đáng khích lệ được viện dẫn giá cổ phiếu ngân hàng trong khu vực ổn định, lượng tiền rút giảm, lượng tiền cho vay ổn định…
Những điểm sáng mới trong bức tranh kinh tế Mỹ giúp xua bớt nỗi lo suy thoái kinh tế toàn cầu và thắp lên hy vọng phục hồi tăng trưởng cho nhiều nền kinh tế khác.