Trong khi đó, Đức, với vai trò là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, sẽ tăng trưởng kém nhất trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
IMF cho rằng kinh tế Anh sẽ tăng trưởng 1% trong năm tới khi lạm phát chậm lại và sau đó đạt mức trung bình khoảng 2% vào năm 2025 và 2026.
Tuy nhiên, các quan chức IMF cũng đưa ra cảnh báo lạm phát sẽ chỉ giảm xuống 2% trong 3 năm tới và nguy cơ giá có thể duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.
Các số liệu được đưa ra sau khi các quan chức IMF kết thúc chuyến công tác kéo dài 2 tuần tại Anh để đánh giá tình trạng của nền kinh tế trước báo cáo đánh giá định kỳ hằng năm.
Theo IMF, với nhu cầu phục hồi khi giá năng lượng giảm, kinh tế Anh dự kiến sẽ tránh được suy thoái và duy trì tăng trưởng tích cực vào năm 2023.
Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt cho biết dự báo của IMF là một bản nâng cấp lớn cho triển vọng tăng trưởng của Anh và ghi nhận hành động của chính phủ nước này trong việc khôi phục sự ổn định và kiềm chế lạm phát.
Dự báo của IMF về nâng cấp tình trạng kinh tế Anh phù hợp với các tổ chức lớn khác, gồm cả Ngân hàng trung ương Anh, khi loại bỏ dự đoán về suy thoái kinh tế vào năm 2023.
Trước đó, Chính phủ Anh và các nghị sĩ đảng Bảo thủ cầm quyền đã chỉ trích IMF vì liên tục đánh giá thấp khả năng phục hồi của nền kinh tế Anh sau Brexit.
IMF đánh giá Chính phủ Anh và BoE đã hành động “kiên quyết chống lạm phát,” chỉ ra rằng BoE là một trong những ngân hàng đầu tiên bắt đầu tăng lãi suất vào cuối năm 2021.
Tuy nhiên, lạm phát đã được chứng minh là dai dẳng hơn mong đợi trong năm nay, do giá lương thực đã đạt mức cao kỷ lục.
Số liệu lạm phát mới dự kiến được công bố vào ngày 24/5 sẽ cho thấy mức giảm lớn đầu tiên của giá tiêu dùng xuống khoảng 8,4% từ mức 10,1% được ghi nhận vào tháng 3/2023.