Sở giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Triển vọng tích cực của nền kinh tế Mỹ

Vượt qua giai đoạn đầy thách thức thời gian qua, nền kinh tế Mỹ liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực khi cơn bão lạm phát được xoa dịu, chi tiêu tiêu dùng tăng trưởng mạnh, thị trường việc làm ổn định. Mặc dù còn đối mặt thách thức, song triển vọng phục hồi của nền kinh tế hàng đầu thế giới đã trở nên rõ nét.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi nhanh trong tương lai gần. (Ảnh minh họa: TTXVN)

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy yếu

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trong bối cảnh cầu bên ngoài giảm làm hạn chế sản xuất công nghiệp, nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng và dự kiến sẽ phục hồi nhanh trong tương lai gần nhờ tiêu dùng trong nước mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và cải thiện các hoạt động thương mại.
Lễ ký kết FTA giữa EU và New Zealand. (Ảnh EC)

Khai thác tiềm năng hợp tác EU-New Zealand

Sau nhiều năm đàm phán cam go, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và New Zealand vừa được ký kết, mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai bên. Thỏa thuận mang tính bước ngoặt này không chỉ là chìa khóa để khai thác tối đa tiềm năng hợp tác kinh tế, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển bền vững tại EU và New Zealand.
Toàn cảnh của Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ. (Ảnh: Reuters)

Mỹ đạt thỏa thuận sơ bộ về nâng trần nợ công

Truyền thông Mỹ đưa tin, Tổng thống Joe Biden và các nhà lập pháp phe Cộng hòa đã đạt thỏa thuận sơ bộ về nâng trần nợ công. Tổng thống Biden và Chủ tịch Hạ viện McCarthy đã có cuộc điện đàm kéo dài 90 phút để thảo luận về thỏa thuận. Nếu được Quốc hội thông qua, thỏa thuận sẽ giúp nước Mỹ tránh được nguy cơ vỡ nợ, trước khi Bộ Tài chính hết ngân sách để trang trải các chi phí vào ngày 5/6 tới.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Kinh tế Mỹ trước mối lo suy thoái

Kinh tế Mỹ đang đối diện khả năng suy thoái khi các chuyên gia dự báo nền kinh tế số một thế giới này có thể tăng 0,5% trong quý II năm 2023, thấp hơn một nửa so với mức tăng GDP của quý I. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp đang có dấu hiệu tăng và nguy cơ vỡ nợ đang đè nặng lên triển vọng kinh tế của “xứ cờ hoa”.
Ảnh minh họa. (Ngồn: Reuters)

Chỉ số hàng hóa MXV-Index tăng phiên thứ ba

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong ngày hôm qua (8/5). Tuy nhiên lực mua mạnh trên nhóm năng lượng đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index nối dài đà tăng sang phiên thứ 3 liên tiếp, với mức tăng 0,78% lên 2.245 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt trên 3.500 tỷ đồng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Sức ép kinh tế vĩ mô và cung cầu đè nặng giá hàng hóa nguyên liệu

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), toàn bộ 4 nhóm mặt hàng nguyên liệu thế giới đồng loạt chịu sức ép bán mạnh trong ngày hôm qua. Đặc biệt, đà lao dốc của nhóm năng lượng và kim loại đã kéo chỉ số MXV-Index đóng cửa hôm qua giảm mạnh gần 2,7% xuống 2.207 điểm, quay trở về vùng hồi tháng 9/2021. Giá trị giao dịch toàn Sở cũng tiếp tục sụt giảm về mức 4.000 tỷ đồng.
Biểu tượng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. (Ảnh: Reuters)

Hội nghị WEF: Hợp tác trong một thế giới phân mảnh

Với chủ đề "Hợp tác trong một thế giới phân mảnh", Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2023 hôm nay khai mạc tại Davos (Thụy Sĩ). Ðây là sự kiện thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế bởi hội tụ giới tinh hoa chính trị và doanh nghiệp toàn cầu, diễn ra vào thời điểm thế giới đang đối mặt nhiều thách thức và hơn bao giờ hết, thế giới cần phối hợp hành động để cùng giải quyết các vấn đề chung.
Một trung tâm thương mại tại Berlin, Đức, Ảnh: Reuters

Kinh tế Đức kỳ vọng khởi sắc

Chính phủ Đức cho biết đã tránh được kịch bản xấu nhất về suy thoái kinh tế sau khi rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng. Tuy nhiên, Đức vẫn đối mặt nhiều thách thức trong nỗ lực phục hồi bởi chưa thể ổn định nguồn cung và giá năng lượng bấp bênh, tiềm ẩn những rủi ro đối với nền kinh tế đầu tàu châu Âu.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Hàn Quốc thúc đẩy chiến lược xuất khẩu mới

Trong thông điệp nhân dịp đầu năm mới, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol kêu gọi thúc đẩy các chiến lược xuất khẩu mới nhằm đưa Hàn Quốc vượt qua các cuộc khủng hoảng bên ngoài đang gây ra suy thoái kinh tế. Tổng thống Yoon Suk Yeol cam kết sẽ đích thân tham gia các chiến lược xuất khẩu của quốc gia và tập trung vào lĩnh vực ngoại giao kinh tế.
Trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington, DC, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

WB cảnh báo làn sóng nợ công mới

Nợ nước ngoài của các nền kinh tế đang phát triển đã tăng hơn gấp đôi so với một thập kỷ trước, lên 9.000 tỷ USD vào năm 2021. Trước thực tế này, Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 6/12 cảnh báo, cuộc khủng hoảng nợ mà các quốc gia này phải đối mặt ngày càng gia tăng với lạm phát toàn cầu gia tăng và lãi suất cũng tăng.
Ảnh: Reuters

Bức tranh sậm màu về nền kinh tế thế giới

Các chuyên gia tiếp tục đưa ra những nhận định về viễn cảnh tiêu cực của kinh tế toàn cầu. Những dấu hiệu le lói cho thấy lạm phát có thể trong tầm kiểm soát, song bất ổn địa chính trị tiếp tục gây biến động và nhiều khả năng dẫn tới cuộc suy thoái kinh tế. Trong bức tranh sậm màu, khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn nổi lên là điểm sáng, dẫn dắt đà phục hồi tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhờ các thỏa thuận thương mại tự do trong khu vực, chuỗi cung ứng hiệu quả và chi phí cạnh tranh.
Cảng hàng hóa ở Hamburg (Đức). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thế khó trước nguy cơ suy thoái toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, các ngân hàng trung ương phải hành động dứt khoát để đưa lạm phát về mức mục tiêu, trong bối cảnh chỉ số kinh tế quan trọng này hiện lên cao nhất trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, để giảm lạm phát và duy trì môi trường tài chính ổn định là thách thức lớn, khi xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ ở nhiều nước đang làm tăng nguy cơ suy giảm kinh tế.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Tại sao giá cà-phê thế giới vẫn duy trì ở mức cao?

Ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến giá hầu hết các loại hàng hóa tăng đột biến từ cuối tháng 2 đến nay, kéo theo đó là mức lạm phát cao ở nhiều quốc gia. Mặc dù vậy, giá cà-phê vẫn duy trì ở mức cao bất chấp việc nhu cầu tiêu thụ thường sụt giảm mỗi khi thị trường lo ngại về suy thoái kinh tế.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và tác động tới thị trường đồng

Kể từ đầu tháng 8, đà phục hồi của thị trường đồng có xu hướng chững lại trước những căng thẳng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Điều này gợi nhắc thị trường về cuộc chiến thương mại vào năm 2018, đã gây ra nhiều tổn thương cho nền kinh tế toàn cầu nói chung và nguyên liệu đồng, với vai trò quan trọng cho chuỗi sản xuất hàng hóa nói riêng.