Trong một báo cáo mới được công bố hôm nay, 14/11, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, nếu mực nước biển dâng cao thêm 0,5m, ba quốc đảo Thái Bình Dương, bao gồm Kiribati, Tuvalu và quần đảo Marshall sẽ bị thiệt hại gần 10 tỷ USD. Con số này tương đương với tổng sản phẩm quốc nội của 3 quốc đảo này trong khoảng 20 năm.
Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và Caribe (ECLAC) của Liên hợp quốc vừa đưa ra 80 khuyến nghị trên bảy trục hành động nhằm giúp khu vực này thoát “bẫy tăng trưởng thấp”.
Sáng 12/10, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025 và khánh thành “Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ” từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Đông Á và Thái Bình Dương vẫn là một động lực lớn cho kinh tế toàn cầu, nhưng khu vực cần nhanh chóng cải cách kinh tế và hiện đại hóa để thích nghi với sự thay đổi của các mô hình thương mại và công nghệ.
Chiều 6/9, tại tỉnh Bình Dương đã diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác tài trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) - Sở Giao dịch 2 và Công ty Cổ phần - Tổng Công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase).
Những gam mầu tươi sáng hơn đã xuất hiện ngày càng nhiều trên bức tranh kinh tế toàn cầu nửa đầu năm nay. Liên hợp quốc vừa dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm nay, trong khi các tổ chức quốc tế đều nhận định lạc quan hơn về triển vọng của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil...
Chiều 27/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) đang thăm, làm việc tại Việt Nam và bà Mariam J. Sherman - người vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc Quốc gia mới của Ngân hàng Thế giới tại khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia từ ngày 1/5/2024 với trụ sở chính tại Hà Nội.
Theo đánh giá, trong quý II năm 2024 nền kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, cơ bản đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ trên các lĩnh vực. Cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.
Để đổi mới sáng tạo trở thành đột phá chiến lược và là một trong những động lực chính cho kinh tế-xã hội của đất nước, ngay từ bây giờ cần có sự đột phá trong hoạch định chính sách, pháp luật, xây dựng cơ chế tài chính đặc thù cho hoạt động khoa học và công nghệ, chấp nhận rủi ro, thất bại trong nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ.
Trước thềm Hội nghị mùa xuân năm 2024 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) diễn ra từ ngày 15 đến 20/4 tại Washington (Mỹ), IMF công bố báo cáo, trong đó nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm nay và giữ nguyên dự báo kinh tế ảm đạm trong trung hạn.
Với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng, hoạt động xuất khẩu hàng hóa những tháng đầu năm đã có bước khởi sắc và đạt được kết quả tích cực. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ba tháng đầu năm ước đạt 93,06 tỷ USD, tăng 17% so cùng kỳ (cùng kỳ năm 2023 giảm 11,6%). Bên cạnh đó, cán cân thương mại cũng tiếp tục duy trì mức thặng dư với giá trị xuất siêu đạt 8,1 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.
Tăng trưởng của Thái Lan đối mặt với một số thách thức trong bối cảnh lĩnh vực sản xuất chịu ảnh hưởng từ nhu cầu bên ngoài yếu và đầu tư công chậm lại do việc trì hoãn thông qua dự thảo ngân sách.
Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Carolyn Turk đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Cầu Trần Hoàng Na (thành phố Cần Thơ) được khởi công ngày 18/9/2020, với thời gian cam kết hoàn thành trong 34 tháng (vào ngày 18/7/2023) nhưng không kịp tiến độ đề ra.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023 thật sự là một năm có nhiều bước tiến tích cực, tạo nền tảng quan trọng cho hành trình chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển kinh tế xanh của Việt Nam trong dài hạn.
Đông đảo người dân Argentina đã hưởng ứng cuộc tổng đình công trên toàn quốc do Tổng liên đoàn lao động (CGT) phát động nhằm phản đối chính sách “thắt lưng buộc bụng” của Chính phủ Tổng thống Javier Milei. Cuộc đình công diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ ba khu vực Mỹ Latin rơi vào khủng hoảng trầm trọng với tăng trưởng và dự trữ ngoại tệ đều ở mức âm, trong khi lạm phát tăng kỷ lục.
Thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong lĩnh vực logistics. Với những lợi thế đặc thù về thương mại và vận tải quốc tế, thành phố đã và đang có vị thế lý tưởng để trở thành trung tâm logistics của khu vực phía nam và cả nước.
Xác định nước sinh hoạt vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, đời sống người dân, tỉnh Thái Nguyên đã và đang đầu tư xây mới, sửa chữa nhiều công trình cấp nước, phấn đấu đến hết năm 2025 toàn tỉnh có 98% số hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh để cải thiện và nâng cao đời sống.
Thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh xác định đẩy mạnh chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành; qua đó góp phần tạo nên môi trường học tập đa dạng, phong phú, hấp dẫn, mang tính tương tác cao, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Liên hợp quốc đã kêu gọi tiến hành cuộc cải tổ sâu rộng đối với hệ thống tài chính toàn cầu để giúp các quốc gia nghèo nhất thế giới cũng như hỗ trợ nỗ lực đấu tranh của những nước này nhằm thu hẹp khoảng cách tài chính “khổng lồ” hiện nay. Hàng loạt cuộc khủng hoảng do dịch bệnh, xung đột đã khiến các nước nghèo bị suy giảm kinh tế trầm trọng nên việc tăng nguồn hỗ trợ tài chính cho các nước chậm phát triển cũng như cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp là rất cần thiết hiện nay để giúp những nước này giảm bớt gánh nặng nợ nần.
Bên cạnh điều hành linh hoạt các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ điều phối, chỉ đạo rà soát để giảm thiểu thủ tục hành chính, hồ sơ vay vốn, rút ngắn quá trình xem xét tín dụng, qua đó tạo điều kiện hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp và người dân.
Sáng 1/11, Văn phòng Chủ tịch nước cho biết, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa ký Quyết định số 1297/QĐ-CTN ngày 31/10/2023 cho phép đàm phán Hiệp định tài trợ với Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) cho Dự án Cải thiện môi trường nước tỉnh Bình Dương, theo đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 573/TTr-CP ngày 20/10/2023.
Giải quyết vấn đề nợ của các nước nghèo là một trong những chủ đề trọng tâm của Hội nghị thường niên mùa thu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đang diễn ra tại Maroc. Khủng hoảng nợ ở các nước đe dọa làm chệch hướng mục tiêu phát triển bền vững, đòi hỏi có các giải pháp đa phương mạnh mẽ và cấp thiết để giải quyết gánh nặng nợ công.
Ngày 10/8, Ngân hàng thế giới (WB) công bố Báo cáo Kinh tế tháng 8. Theo đó, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 4,7% trong năm 2023. Sau đó, đà tăng trưởng sẽ hồi phục lên 5,5% vào năm 2024 và 6% tại năm 2025.
Theo The Economist, học sinh Việt Nam được học trong một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới, phản ánh qua thành tích xuất sắc trong các cuộc đánh giá quốc tế về đọc, toán và khoa học.