Các đại biểu khánh thành công trình số hóa, tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập.

Thanh Hóa: Số hóa thông tin Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập

Ngày 29/3, tại Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập ở xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, Tỉnh Đoàn Thanh Hóa phối hợp với MobiFone tỉnh Thanh Hóa tổ chức khánh thành công trình thanh niên “Số hóa thông tin Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập - Người thanh niên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa và phát động truyền thông ứng xử văn hóa trên không gian mạng”.
Các đoàn viên, thanh niên tại buổi ra quân số hóa cây sầu riêng trên địa bàn xã Cư Kbô, huyện Krông Búk trong ngày 17/3.

Trung ương Đoàn số hóa gần 10.000 cây sầu riêng ở Đắk Lắk

Thực hiện Ngày cao điểm tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày chủ nhật xanh năm 2024 do Trung ương Đoàn phát động, ngày 17/3, tại tỉnh Đắk Lắk, Tỉnh đoàn Đắk Lắk phối hợp với Hiệp Hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk đăng cai triển khai số hoá gần 10.000 cây sầu riêng lên bản đồ cây xanh.
Thiết bị công nghệ ngày càng phổ biến ở châu Phi. (Ảnh TECH HERFRICA)

Châu Phi tăng tốc số hóa

Tốc độ số hóa chậm chạp đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại một số nước châu Phi. Theo các chuyên gia, châu lục này cần nắm bắt những tiến bộ mới nhất trong công nghệ kỹ thuật số nhằm thúc đẩy phát triển. Tăng cường chuyển đổi số được coi như “chìa khóa” để khai thác tiềm năng kinh tế của châu Phi.
Dây chuyền phân loại, tuyển chọn hoa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại Dalat Hasfarm, thành phố Ðà Lạt.

Số hóa nghề trồng hoa ở Lâm Đồng

Nghề trồng hoa được xác định là một trong những trụ cột quan trọng của nền nông nghiệp Lâm Ðồng. Thương hiệu "Hoa Ðà Lạt" là sản phẩm kinh tế hàng hóa có giá trị ngày càng cao trên thị trường. Trong chiến lược phát triển nghề trồng hoa đến năm 2030, tỉnh Lâm Ðồng đặt mục tiêu xây dựng Ðà Lạt trở thành trung tâm sản xuất hoa tươi hàng đầu khu vực Ðông Nam Á.
Giới thiệu Hệ thống Tổng hợp thông tin, quản lý, chia sẻ dữ liệu và hỗ trợ ra quyết định (DSS) của huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.

Chuyển đổi số mạnh mẽ ở huyện An Dương

Là địa phương ngoại ô của thành phố Hải Phòng, nhưng huyện An Dương đã và đang tạo sự chuyển động mạnh mẽ trong hoạt động chuyển đổi số, nhất là xây dựng chính quyền số với việc đưa Hệ thống Tổng hợp thông tin, quản lý, chia sẻ dữ liệu và hỗ trợ ra quyết định (DSS) vào hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực.
Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kiên Giang.

Kiên Giang: Chi trả chế độ an sinh xã hội không dùng tiền mặt trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang yêu cầu các sở, ngành của tỉnh hướng dẫn người dân, doanh nghiệp kỹ năng sử dụng dịch vụ công một cách đầy đủ, toàn diện hơn, ứng phó với những tiêu cực trên mạng xã hội; đồng thời chi trả chế độ an sinh xã hội không dùng tiền mặt trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Bắc Ninh tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Tích cực phát huy vai trò trong quản lý và phát triển đô thị bền vững

Để cụ thể hóa Nghị quyết 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa 20 đã ban hành Chương trình hành động số 31-CTr/TU, đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm cho từng lĩnh vực. Trong đó, ngành Thông tin và Truyền thông là một trong những đơn vị giữ vai trò quan trọng.
Dự báo, sang năm 2024, một nửa dịch vụ ngân hàng Việt Nam sẽ được “số hóa”.

“Số hóa” ngân hàng thông qua mô hình “cùng tồn tại”

Theo dự báo, sang năm 2024, một nửa dịch vụ ngân hàng Việt Nam sẽ được “số hóa”. Trung tâm chuyển đổi số Publicis Sapient của Tập đoàn Publicis Groupe đã nhấn mạnh những lợi thế chiến lược trong việc áp dụng các mô hình “cùng tồn tại” (core coexistence model) để triển khai cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho tương lai của các tổ chức tài chính ở Việt Nam.
Sản xuất rau an toàn tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội. (Ảnh: VŨ SINH)

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc nông sản

Những năm gần đây, chuyển đổi số trở thành vấn đề thời sự của các ngành, lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ số để truy xuất nguồn gốc nông sản hàng hóa đã tạo thêm những giá trị cho nền kinh tế, đổi mới cuộc sống của hàng triệu nông dân, mang lại sự công bằng cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Một tuyến phố tại xã Giao Phong, huyện Giao Thủy - xã được Trung ương chọn thí điểm xây dựng mô hình xã nông thôn mới thông minh.

Xây dựng nông thôn mới thông minh ở Nam Định

Sau bốn năm được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, tỉnh Nam Định vẫn không ngừng nỗ lực nâng cao các tiêu chí, đổi thay toàn diện bộ mặt nông thôn. Các miền quê đáng sống giờ đây không chỉ khang trang, sạch đẹp mà còn ngày càng ứng dụng chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn mới thông minh.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và các sở, ngành thực hiện nghi thức phát động phong trào chuyển đổi số .

Quảng Ngãi xác định 7 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số

Sáng 8/9, Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ngãi Trần Thị Minh Tuyền cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi vừa ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, xác định 7 lĩnh vực trực tiếp phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, phát huy tiềm năng, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh cần ưu tiên thực hiện.
Gắn mã QR địa chỉ đỏ tại trường học.

Nhịp cầu nối liền thời gian

Tuổi trẻ thành phố Đà Nẵng vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình thanh niên "Số hóa địa chỉ đỏ" với sự chung tay thực hiện của các chi đoàn cơ sở trực thuộc toàn thành phố. Hoạt động mang ý nghĩa thiết thực góp phần tuyên truyền, bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử và phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.
Huyện Ðức Trọng (Lâm Ðồng) ứng dụng công nghệ cao, thông minh trên một số loại cây trồng, vật nuôi đặc sản.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Hiện nay, nhiều địa phương đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, giúp nâng cao năng suất, tăng giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Một du khách tra cứu thông tin tên đường từ mã QR gắn ở giao lộ Lý Tự Trọng-Pasteur, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Tiện ích từ mã QR cho tên đường, tên phố

Những ai đến thành phố Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) thời gian gần đây đều ngạc nhiên khi thấy nhiều biển tên đường được gắn kèm mã QR. Người dân chỉ cần dùng điện thoại quét mã, lập tức điện thoại sẽ hiện lên các thông tin: Ý nghĩa tên gọi, lịch sử, chiều dài tuyến đường, các trụ sở cơ quan, nhà hàng, cửa hàng lớn… trên tuyến đường.
Khách hàng gia tăng trải nghiệm với ngân hàng số.

Thúc đẩy số hóa hoạt động ngân hàng

Thời gian qua, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã chủ động ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số, phát triển mô hình ngân hàng số, tạo lập hệ sinh thái số cung ứng các sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích, chất lượng. Điều này nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, từ đó, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế số, xã hội số.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Số hóa dịch vụ ngân hàng trên nền tảng điện toán đám mây

Điện toán đám mây tại Việt Nam được đánh giá là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh nhất ở khu vực ASEAN nhờ quá trình tăng tốc chuyển đổi số quốc gia. Với xu thế hiện nay, cùng nhu cầu chuyển đổi số ở mọi ngành nghề, dịch vụ điện toán đám mây ngày càng được các tổ chức và doanh nghiệp quan tâm, nhất là lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
Toàn cảnh hội nghị tại đầu cầu Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Số hóa Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam các cấp ở cả trong và ngoài nước

Theo thông tin tại Hội nghị tập huấn trực tuyến công tác tổ chức Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam các cấp, diễn ra ngày 21/4 tại Hà Nội, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đang xây dựng 1 ứng dụng thông minh với nhiều tính năng hiện đại, trong đó có số hóa quy trình hiệp thương tại Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam các cấp.
Ảnh minh họa.

Động lực tăng trưởng mới từ kinh tế số: Cơ chế mở đường

Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư xác định kinh tế số là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng nhất đối với nền kinh tế Việt Nam trong nhiều thập niên tới. Điều này đòi hỏi phải có bước thay đổi căn bản về tư duy để có thể nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách xứng tầm, từ đó khai phóng nguồn lực mới này.