Một tiết mục trong Hội thi “Dân vận khéo” tỉnh Thái Bình năm 2023. (Ảnh ĐỨC THANH)

Vai trò cấp ủy, chính quyền trong huy động nguồn lực xã hội

Vốn là tỉnh nông nghiệp, so với các địa phương khác trong cả nước, Thái Bình không có nhiều lợi thế nổi bật. Với mục tiêu, lộ trình trở thành tỉnh phát triển tại khu vực Đồng bằng sông Hồng, trong khi cơ sở hạ tầng hạn chế, nguồn lực đầu tư vẫn còn nhiều bất cập đã đặt ra yêu cầu các cấp ủy, chính quyền phải đổi mới phương thức, tác phong lãnh đạo, khắc phục nhanh hạn chế, phát huy cao nội lực... Quá trình này đã hình thành phương pháp, cách làm mới, mang tính đột phá, huy động các nguồn lực xã hội, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển của tỉnh.
Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong nhiều ngành, lĩnh vực có vài trò, vị trí quan trọng của nền kinh tế.

Tăng quyền tự chủ để doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả hơn

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2019/NĐ-CP để Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty có căn cứ pháp lý thực hiện quyền tự chủ, tự quyết trong hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh năm 2024.
Lãnh đạo Vinatex thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2023.

Vượt khó, Vinatex đạt doanh thu hơn 17,2 nghìn tỷ đồng

Nếu không tính năm 2020 đại dịch Covid-19 khiến toàn thế giới “đóng cửa” thì năm 2023 là năm đầu tiên từ khi thành lập Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), cũng như kể từ khi ngành dệt may Việt Nam bắt đầu xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của ngành giảm khoảng 10%. Với sự nỗ lực của tập thể người lao động toàn hệ thống đã giúp đơn vị có doanh thu hợp nhất đạt 17.225 tỷ đồng, đạt 104,4% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế đạt 377 tỷ đồng, đạt 101,9% kế hoạch,…
Đồng chí Hồ Lê Nghĩa, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV VINATABA trao tặng giấy khen của Đảng ủy Tổng công ty cho các Đảng bộ cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2023.

VINATABA nộp ngân sách Nhà nước gần 14 nghìn tỷ đồng năm 2023

Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường, năm 2023, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (VINATABA) đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, chú trọng thực hành tiết kiệm,  giảm chi phí trong bối cảnh giá nguyên phụ liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất tăng cao.
Sửa đổi Nghị định 132: Gỡ "khó" cho doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Sửa đổi Nghị định 132: Gỡ "khó" cho doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Sau ba năm thực thi Nghị định 132/2020/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh sản xuất khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã khó lại càng khó hơn do phải đóng thêm thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần đi vay bị vượt trần.
Sản xuất trong doanh nghiệp FDI tại Khu công nghiệp Vsip Hải Phòng.

Sức hấp dẫn từ môi trường đầu tư của thành phố Cảng

Trong vài năm gần đây, Hải Phòng nổi lên là địa phương có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, liên tục đứng trong tốp đầu các địa phương về thu hút đầu tư. Với sự gia tăng nhanh và lớn của dòng vốn đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Hải Phòng đã tạo lực đẩy mạnh mẽ cho kinh tế-xã hội thành phố liên tục phát triển bứt phá.
Sàng tuyển than tại Công ty Tuyển than Cửa Ông.

Giai đoạn 2018-2022, TKV nộp ngân sách gần 97 nghìn tỷ đồng

Ngày 15/9, đại diện lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong giai đoạn 2018-2022 vừa qua, tổng số nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn lũy kế đạt gần 97.000 tỷ đồng, bình quân mỗi năm gần 19.400 tỷ đồng. Trong đó, riêng năm 2022, TKV nộp ngân sách hơn 21.500 tỷ đồng, tăng 31,5% so năm 2018 (hơn 5.000 tỷ đồng).
Sản xuất DAP tại Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 Lào Cai.

Ngành hóa chất ứng phó biến động thị trường

Do cơ chế chính sách chậm được điều chỉnh, cùng với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán diễn ra ở nhiều nơi, đã tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành hóa chất. Ðể vượt khó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) và các đơn vị thành viên nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Rau mầm của Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Khơi dậy tiềm năng, lợi thế sản phẩm OCOP

Xác định Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn, đồng thời thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân nên sau một thời gian triển khai thực hiện, Hà Nội đã có hàng nghìn sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 đến 5 sao.
Lực lượng chức năng kiểm tra an toàn thực phẩm tại một siêu thị lớn trên địa bàn thành phố Vinh.

Sớm quy định mô hình quản lý an toàn thực phẩm tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương

Chỉ thị 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới đã thổi một luồng sinh khí mới, là ánh sáng soi đường trong công tác quản lý an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Tuy nhiên, cần sớm quy định mô hình quản lý an toàn thực phẩm tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý an toàn thực phẩm.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu ý kiến tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Nam Định.

Nam Định kiến nghị với Chính phủ nhiều nội dung phát triển kinh tế-xã hội

Chiều 10/5, Đoàn công tác của Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn làm Trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Nam Định về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu.
Cảnh báo gia tăng tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần

Cảnh báo gia tăng tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần

Trong tình hình kinh tế thế giới chưa ổn định nên việc sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh bị ngưng trệ hoặc hoạt động cầm chừng khiến người lao động mất việc làm và thu nhập bấp bênh. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến số người lao động, đặc biệt là những lao động lớn tuổi phải rút bảo hiểm xã hội một lần để trang trải cuộc sống và cầm cự tìm việc mới, bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với thực trạng này.
Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương kiểm tra hoạt động trên giàn Công nghệ Trung tâm số 2, mỏ Bạch Hổ.

Cập nhật biến động thị trường, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh dầu khí

Trong quý I/2023, với quyết tâm, nỗ lực cao để kiểm soát, giảm thiểu thiệt hại từ những tác động tiêu cực của kinh tế vĩ mô, biến động của thị trường, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) duy trì nhịp độ sản xuất kinh doanh ổn định, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, nộp ngân sách hơn 29,8 nghìn tỷ đồng.